Kinh nghiệm quốc tế trong việc huy động vốn từ các tầng lớp dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương TPHCM (Trang 42)

1.3.1 Kinh nghiệm từ Trung Quốc – Bỉ

Từ những năm 90 trở lại đây, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở Đông Nam Á, các NHTM ở Đông Nam Á, Trung Quốc và kể cả Nhật Bản

Để hồi phục được mạnh mẽ như hiện nay, các NHTM thế giới đã áp dụng một số giải

pháp mang lại hiệu quả cao, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Kinh nghiệm từ Trung Quốc:

Sau khi gia nhập WTO, một câu hỏi đặt ra là liệu sự kiện này có đem lại động lực để thay đổi thể chế trong khu vực ngân hàng của nước này hay không? Hiện nay,

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế tiền tệ hóa nhất trên thế giới. Cuối năm 2000 tín dụng ngân hàng bằng 117% GDP. Tuy nhiên, 4 NHTM quốc doanh lớn của Trung Quốc chiếm tới trên 70% thị trường tiền gửi và tín dụng với mạng lưới rộng khắp (125.000 chi nhánh và 1,6 triệu nhân viên). Lãi suất do chính phủ qui định và các ngân hàng ít gặp rủi ro về giá. Chiến lược trung hạn của Trung Quốc là phát triển các thể chế tài chính lành mạnh khơng bị tổn thương bởi làn sóng cạnh tranh nước ngoài và phát triển thị trường liên ngân hàng tạo điều kiện cho tự do hóa lãi suất và quản lý rủi

ro.

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc có 5 năm để chuyển đổi và Chính Phủ

Trung Quốc cam kết: các ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện tất cả các hình thức giao dịch ngoại hối với khách hàng nước ngoài ngay khi gia nhập; trong vòng 1 năm sau gia nhập, các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép thực hiện tất cả các hình thức giao dịch ngoại hối với khách hàng Trung Quốc tại các thành phố được chỉ định và danh sách những thành phố này được Chính phủ Trung Quốc mở rộng thêm mỗi năm là 4 thành phố; trong vòng 2 năm sau khi gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài được phép cho doanh nghiệp vay bằng bản tệ; 5 năm sau khi gia nhập WTO,

ngân hàng nước ngoài được phép quan hệ với khách hàng cá nhân Trung Quốc; ngân hàng nước ngoài được phép thành lập liên doanh ngay khi gia nhập; trong vịng 5 năm sau khi gia nhập WTO, phía nước ngoài được phép sở hữu toàn phần đối với ngân hàng Trung Quốc.

Tuy nhiên vào đầu những năm 1990, các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc hoạt động khơng hiệu quả và tình hình chỉ được cải thiện vào những năm 2000

do nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Ngân hàng bán lẻ là một lĩnh vực đang phát triển

mạnh ở Trung Quốc, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng cá nhân trong đó chủ yếu là vay

mua nhà. Thị trường thẻ ở Trung Quốc cũng là thị trường đầy tiềm năng, tuy nhiên các ngân hàng nội địa mới chỉ dừng ở mức phát hành thẻ ghi nợ là chủ yếu, trên thực tế

loại thẻ này ít được ưa chuộng vì ít tiện ích và khơng kết nối được với nhau. Trong khi

đó, các lĩnh vực này các ngân hàng nước ngồi rất mạnh. Vì vậy, để tăng khả năng

cạnh tranh, Trung Quốc đã tập trung vào cải cách hệ thống tài chính ngân hàng cụ thể: - Đặt mục tiêu nâng cao năng lực huy động vốn làm nhiệm vụ hàng đầu: nhận

thức được cuộc khủng hoảng tài chính ở Đơng Nam Á, Trung Quốc đưa ra một số cải cách như năm 1998, Bộ tài chính đã phát hành 270 tỉ RMB trái phiếu đặc biệt để tăng cường vốn cho những ngân hàng lớn để nâng tỉ lệ an tồn vốn tối

thiểu trung bình từ 4,4% lên 8% đúng theo luật NHTM. Một biện pháp nữa về mặt chính sách là thành lập các công ty quản lý tài sản (AMCs) để xử lý nợ xấu của 4 NHTM lớn, tổng số 1,4 nghìn tỉ RMB nợ khó địi (NPLs) hay 9% trên tổng dư nợ đã được chuyển sang các cơng ty này, tháng 5/2000 Chính phủ

Trung Quốc đã có quyết định cho phép các AMCs bán tài sản không sinh lời và cổ phần đã được hoán đổi từ các khoản nợ của công ty cho các công ty nước

ngồi. Ngồi ra, Chính phủ Trung Quốc quyết định chi 45 tỷ USD từ quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia để hiện đại hóa hai ngân hàng quốc doanh là Bank of China (BOC) và Ngân hàng Xây dựng (China Construction Bank – CCB) với mục

đích chính là tăng cường các chỉ số phản ánh năng lực cân đối về vốn với tỉ lệ

an toàn vốn tối thiểu lên tới 10,26% trên mức 8% theo tiêu chuẩn quốc tế vào cuối năm 2005, tỉ lệ nợ xấu còn 4,43% gần tới mức 1 – 2% của các ngân hàng nước ngồi, cũng như chuyển đổi hình thức từ quốc doanh sang cổ phần nhằm

- Sự giám sát tài chính các ngân hàng đã được củng cố, cuối năm 1998 Trung

Quốc đã đưa ra các tiêu chuẩn kế toán quốc tế cho các ngân hàng. Ngồi ra

chính sách lãi suất cũng được đề cập để tăng tính cạnh tranh cho các ngân hàng: PBOC đã tự do hóa lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, các NHTM đã được phép điều chỉnh lãi suất cho vay trên dưới 10% và trên 30% đối với các khoản vay cho các công ty nhỏ, tháng 9/2000 PBOC lên kế hoạch 3 năm để tự do hóa lãi suất. Các hạn chế đối với việc cho vay bằng ngoại tệ đã được loại bỏ ngay

lập tức và tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ đã tăng lên, theo kế hoạch tiếp theo là tự do hóa lãi suất cho vay bằng bản tệ, sự nới lỏng các hạn chế về lãi suất tiền gửi bằng bản tệ là bước cuối cùng.

Kinh nghiệm từ Bỉ:

Mặc dù Bỉ là một quốc gia châu Âu, có nền tảng phát triển dịch vụ ngân hàng từ các quốc gia phát triển ở khu vực như Anh, Pháp... tuy nhiên trong công tác huy động vốn cũng được Bỉ đặc biệt quan tâm vì sự phát triển của đất nước, tạo vốn cho các

doanh nghiệp và thực hiện các chính sách của quốc gia. Bỉ đã tiến hành cải thiện hạ

tầng thông tin, nâng cao khả năng ứng dụng của ngân hàng điện tử của các tổ chức,

phát triển phần mềm để giúp cho việc huy động vốn tốt hơn. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng và tăng kinh nghiệm cho ngân hàng trong nước, giải pháp

liên doanh, liên kết với ngân hàng nước ngoài cũng được Bỉ chú trọng.

1.3.2 Một số bài học rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước:

Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới cho rằng vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Bởi lẽ nếu huy

động được nguồn vốn nhàn rỗi tiềm năng trong các tầng lớp dân cư sẽ có tiền cấp phát

cho phát triển cơng nghiệp, nơng nghiệp góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Các tầng lớp dân cư gửi tiền tiết kiệm vào NHTM với mục đích chủ yếu là tiết

kiệm và sinh lời. Do đó, nguồn vốn này có tính ổn định khá cao. Để tạo thuận tiện cho khách hàng cũng như ngân hàng, thủ tục gửi tiền cũng rất đơn giản: Khi khách hàng

gửi tiền vào ngân hàng sẽ được một sổ tiết kiệm, sổ này được coi là chứng nhận số tiền, thời hạn, lãi suất của khoản tiền đó trong quỹ tiết kiệm. Thông thường lãi suất của tài

khoản tiết kiệm cao hơn lãi suất của tài khoản tiền gửi thanh tốn vì người chủ tài khoản khơng được hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như tiền gửi thanh toán.

Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Bỉ, các bài học mà ta rút ra được là:

- Nhà nước cần có chính sách, luật qui định về giám sát tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.

- Thực hiện liên doanh, liên kết trong hoạt động ngân hàng.

- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao ứng dụng của ngân hàng điện tử.

- Thành lập công ty xử lý nợ xấu để tăng hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, nâng cao uy tín cho ngân hàng từ đó gia tăng năng lực huy động vốn.

- Xây dựng chính sách nới lỏng về lãi suất tiền gửi cũng như tự do hóa lãi suất cho vay.

Tóm lại, dựa vào kinh nghiệm thành cơng của các ngân hàng ở các nước tiên tiến trên thế giới, trên cơ sở phân tích tình hình huy động vốn thực tế từ dân cư của VCB – Chi nhánh Hồ Chí Minh được đề cập trong chương II, là nền tảng giúp tôi đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của dân cư sẽ được trình bày trong chương III.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I của luận văn đã đề cập đến:

- Các khái niệm liên quan đến tổng quan về ngân hàng thương mại, trọng tâm là nghiệp vụ huy động vốn, các hình thức huy động vốn, ý nghĩa của việc nâng cao hoạt động huy động vốn cho ngân hàng thương mại trong thời kỳ hội nhập nhằm nắm bắt được các vấn đề cơ bản về hoạt động của ngân hàng thương mại.

- Học hỏi, tiếp thu và vận dụng một số bài học kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới từ đó giúp Vietcombank có được định hướng tăng vốn của mình

trong thời gian tới.

- Đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn nhằm có cái

nhìn tổng quan hơn phục vụ cho việc phân tích, đánh giá sâu hơn thực trạng năng lực huy động vốn của ngân hàng ở chương 2 và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực huy động vốn trong chương 3.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA DÂN CƯ TẠI NGÂN

HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Sơ lược tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Tình hình chung nền kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trong q trình Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích chiếm 0,6% và dân số chiếm 6,6% so với cả nước, là trung tâm kinh tế của cả nước, đầu mối giao lưu quốc tế, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao tạo mức đóng góp GDP lớn

cho cả nước với tỷ trọng chiếm 1/3 GDP của cả nước.

Trong giai đoạn 2010-2020, TP.HCM phát huy vai trò trung tâm về nhiều mặt của khu vực và cả nước, chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển; thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng sống của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; xây dựng thành phố từng bước trở thành một

trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học - công nghệ của khu vực Đơng Nam Á; góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội

chủ nghĩa.

Về kinh tế, phấn đấu đạt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2011-2015 đạt 12%, giai đoạn 2016-2020 đạt 11%; trong đó, tốc độ tăng

trưởng giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình qn 12,7%/năm, cơng nghiệp - xây dựng

đạt 11%/năm, nông nghiệp đạt 4%. Dự kiến cơ cấu GDP đến năm 2020 là dịch vụ

Tập trung phát triển, có tính đột phá đối với 9 nhóm ngành dịch vụ có tiềm năng và là thế mạnh của thành phố: thương mại; du lịch; tài chính; vận tải và kho bãi; công nghệ thông tin và truyền thông; kinh doanh tài sản, bất động sản; tư vấn, khoa học,

công nghệ; y tế; giáo dục - đào tạo.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ giai đoạn 2010-2020, TP.HCM kiến nghị

Chính phủ ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng trọng điểm của vùng, sân bay quốc tế Long Thành, các cơng trình, dự án bảo vệ mơi trường lưu vực sông Đồng Nai, sơng Sài Gịn; tập trung vốn cho công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển hệ thống Logistics trong vùng

Đông Nam bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có sự kết nối với hệ thống cấp

quốc gia và liên vùng. Trong đó bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật hồn chỉnh (giao thơng, kho bãi) và mạng thơng tin quản lý (tài chính, ngân hàng, hải quan, thuế...) kết nối đến từng khu, cụm cơng nghiệp tồn vùng.

Kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập Quỹ tài chính phát triển hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở đóng góp tài chính của các tỉnh, thành thuộc vùng Đơng Nam bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và có sự hỗ trợ của Trung ương. Thành phố cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách và cơ chế chung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mạnh mẽ vào hoạt động tài chính - tín dụng ngân hàng trên

địa bàn vùng; trong đó phát huy vai trị của TP.HCM, là nơi có đủ điều kiện để tập

trung các hoạt động tài chính, ngân hàng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

2.1.2 Những chuyển hướng tích cực của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần

Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về mặt số lượng và quy mô hoạt động.

2.1.2.1 Về số lượng:

Bảng 2.1: Số lượng ngân hàng giai đoạn 2001 – 2009

Loại hình 2001 2005 2006 2007 2008 2009 Ngân hàng TMQD 5 5 5 5 5 5 Ngân hàng TMCP 39 37 37 37 36 40 Chi nhánh NHNN 26 29 31 33 44 40 Ngân hàng liên doanh 4 4 5 5 6 5 Tổng cộng 74 75 78 80 91 90

Nguồn: SBV, Deutsche Bank

Trên thực tế, việc thành lập ngân hàng mới phải đáp ứng những qui định khắt

khe. Tuy nhiên, sức hấp dẫn về tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận của ngành ngân hàng đã khiến nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham gia thành lập ngân hàng mới. Sự gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng các ngân hàng đã khiến cho ngành ngân hàng trở thành ngành có mức độ cạnh tranh rất cao. Sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài

đã làm thu hẹp thị phần của các ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh

giữa khối ngân hàng trong nước ngày càng gay gắt, đặc biệt là áp lực cạnh tranh giữa các khối ngân hàng thương mại quốc doanh và khối ngân hàng thương mại cổ phần trong thời gian gần đây.

2.1.2.2 Về quy mô hoạt động:

Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, qui mơ hoạt động của các NHTM tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Các NHTM không chỉ phát triển chi nhánh ở

các khu đô thị, khu đông dân cư mà cịn mở rộng ở các vùng nơng thơn, phường xã. Có thể thấy, một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của khối NHTMQD so với

NHTMCP và NHNN&LD đó chính là mạng lưới hoạt động. Hệ thống mạng lưới của các NHTMQD đã được phát triển rất lâu và bao phủ khắp trên cả nước. Đặc biệt là hệ thống chi nhánh của Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn có mặt đến từng xã trên các địa bàn. Cùng với thương hiệu lớn, hệ thống mạng lưới của các NHTMQD

đã giúp các ngân hàng này duy trì thị phần chi phối trên các mảng hoạt động chính như

huy động vốn và tín dụng trong thời gian qua.

Biểu đồ 2.1: So sánh số lượng chi nhánh của một số ngân hàng năm 2009

36 50 56 64 65 82 107 126 128 130 150 204 211 412 832 2000 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

HBB SEAB ABB EIB MB VIB EAB ACB VP TCB MHB VCB STB BIDV ICB AGRI Series1

Nguồn: SBV, Deutsche Bank

Tuy nhiên, các NHTMCP đang nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới, đặc biệt là các ngân hàng đứng đầu như ACB, STB, TCB… Tốc độ phát triển mạng lưới của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương TPHCM (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)