a là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động vận tả
3.2.1.1. Xác định lại nội dung chi phí và phân loại chi phí vận tải ô tô.
Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải ơ tơ gồm các yếu tố chi phí:
Chi phí về tư liệu lao động được biểu hiện thơng qua khoản trích khấu hao tài sản cố định.
Chi phí về đối tượng lao động được biểu hiện thơng qua các khoản chi phí về các vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm
riêng của ngành vận tải ô tô nên yếu tố chi phí này là số nhiên liệu, vật liệu bôi trơn đã tiêu hao
Chi phí về lao động được biểu hiện thơng qua các khoản tiền lương phải trả, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn trích theo qui định.
Chi phí khác được biểu hiện thông qua các khoản chi mà doanh nghiệp thanh toán cho các đơn vị tổ chức và đơn vị khác do nhận được sản phẩm lao vụ cơng việc phục vụ cho q trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, để đảm bảo cho việc phân định rõ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp… việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo tính chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh theo tơi là hợp lý như trình bày ở dưới đây:
Trước hết phải xác định nội dung của chi phí sản xuất kinh doanh: chi phí sản xuất kinh doanh là loại chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phát sinh thường xuyên và thay đổi liên tục theo q trình sản xuất kinh doanh.
Theo tính chất tham gia và q trình sản xuất thì chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp vận tải ô tô được chia thành hai bộ phận.
- Các chi phí sản xuất (cịn gọi là chi phí sản phẩm) là những chi phí phát sinh trong q trình sản xuất sản phẩm vận tải. Chi phí sản xuất được phân loại chi tiết như sau:
+ Chi phí nhiên liệu, vật liệu bơi trơn trực tiếp: đây là trị giá nhiên liệu, vật liệu bôi trơn sử dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải, khơng tính số nhiên liệu xuất dùng cho xe cán bộ, nhân viên của
doanh nghiệp đi công tác, nhiên liệu xuất dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải.
+ Chi phí nhân cơng trực tiếp: là tiền lương phải trả cho lái xe, tiếp viên, phụ xe, các khoản trích bảo hiểm xã hội, kinh phí cơng đồn, bảo hiểm y tế theo số tiền lương thực tế phải trả cho lái xe, tiếp viên, phụ xe.
+ Chi phí về săm lốp: bao gồm chi phí thay thế săm lốp hư hỏng, đắp lại lốp, vá lại săm.
+ Chi phí khấu hao phương tiện vận tải: là tiền khấu hao của những phương tiện vận tải hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp.
+ Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải ơ tơ (trừ bốn khoản chi phí trên) như chi phí quản lý tổ đội xe, khấu hao những tài sản cố định dùng chung cho tổ, đội xe, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải, lệ phí giao thơng, phí bảo hiểm xe và các khoản chi phí trực tiếp khác.
- Chi phí ngồi sản xuất (hay cịn gọi là chi phí thời kỳ) gồm:
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí quản lý hành chính, quản lý kinh doanh và các chi phí chung khác có liên quan đến việc điều hành, quản lý chung trong toàn doanh nghiệp như: tiền lương và các khoản tính trích theo lương của ban giám đốc và nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phịng, khấu hao tài sản cố định dùng vào quản lý doanh nghiệp, lãi vay vốn kinh doanh, chi phí tiếp khách, hội nghị, phí, lệ phí và các khoản chi phí khác.
+ Chi phí bán hàng: là các chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm. Đối với doanh nghiệp vận tải ơ tơ thì đây là chi phí về quảng cáo, chi phí ký hơp đồng vận tải, chi phí bán vé.
Theo cách phân loại này, vừa đảm bảo xác định đúng đắn nội dung và phạm vi của chỉ tiêu giá thành, vừa đảm bảo được nguyên tắc bù đắp chi phí, bồi hồn những chi phí bỏ ra liên quan đến tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, việc tập hợp và phân định chi phí được thuận tiện, dễ thực hiện tính giá thành sản phẩm được chính xác, nhanh chóng. Có thể thực hiện bù đắp được những khoản chi phí đã bỏ ra, đồng thời xác định được các khoản chi phí liên quan đến sản phẩm (được tính vào giá thành) và những khoản chi phí được trừ vào thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh được nhanh chóng. Mặt khác, với cách phân loại chi phí sản xuất vận tải như trên đã tạo điều kiện cho nhà nước, thông qua hệ thống định mức chi phí và tính chất từng loại chi phí phát sinh, có thể dễ dàng kiểm sốt tình hình chi phí của doanh nghiệp.
Đặc biệt trong điều kiện kinh doanh hiện nay, để phục vụ tốt cho việc ra các quyết định kinh doanh chính xác nhằm thắng thế trên thương trường, cần phải phân loại chi phí vận tải và tổ chức hạch toán, quản lý theo cách phân loại theo mối quan hệ giữa với doanh thu vận tải. Theo cách phân loại này, chi phí vận tải ơ tơ được phân thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.
- Chi phí cố định là những chi phí mà khi doanh thu vận tải tăng, giảm thì số tiền chi phí khơng thay đổi hoặc thay đổi khơng đáng kể.
- Chi phí biến đổi là những chi phí mà khi doanh thu vận tải tăng, giảm thì số tiền chi phí giảm, tăng theo.
Phân loại chi phí vận tải theo cách này giúp nhà quản lý lựa chọn phương án kinh doanh và tối ưu hóa cơng suất phương tiện.
Sơ đồ 3.1: