Các điều kiện và biện pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đơn vị vận tải ở TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 112 - 114)

- Xe nội 160 – 180 160 – 180 160 – 180 Xe ngoại nhập 130 – 330 55 – 170 130 –

3.3.1. Các điều kiện và biện pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước

Trong các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách cơng cộng bằng xe bt, thì thành phần kinh tế tập thể chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, chất lượng phục vụ, cơ cấu bộ máy quản lý của thành phần kinh tế này bộc lộ nhiều yếu kém.

Do đó, giải pháp lâu dài là dần dần nâng cao trình độ quản lý của các HTX. Mơ hình hoạt động tập trung, hoặc vừa tập trung vừa dịch vụ hỗ trợ là mơ hình mà các cơ quan quản lý nhà nước cần phải lưu ý. Việc định hướng để sáp nhập các hợp tác xã vận tải nhỏ, lẻ, hoạt động manh mún để tạo ra các hợp tác xã mạnh, có tiềm lực cũng là giải pháp dài hạn. Việc xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể về con người, phương tiện, chất lượng phục vụ, chất lượng quản lý đối với các đơn vị tham gia dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cũng là một giải pháp để nâng cao chất lượng của loại hình dịch vụ vận tải này. Thêm vào đó, cơng tác giáo dục để nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ đối với các xã viên, cán bộ công nhân viên của các hợp tác xã vận tải phải được thực hiện thường xuyên.

Bộ GTVT phải xây dựng được định mức chi phí cơ bản đối với dịch vụ vận tải bằng ơ tơ nói chung, và vận tải hành khách cơng cộng bằng xe bt nói riêng, để các đơn vị làm căn cứ xây dựng định mức chi phí phù hợp với tình hình thực tế và các cơ quan quản lý nhà nước làm căn cứ xây dựng mức trợ giá, để kiểm tra, quyết toán thuế.

Việc xây dựng đơn giá chuẩn để tính chi phí vận tải phục vụ cho trợ giá phải được xây dựng một cách linh hoạt để có thể đáp ứng được sự thay đổi của mức giá thị trường của các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Hiện tại mức ngân sách dành cho việc trợ giá đối với xe buýt thực hiện theo hình thức khốn. Tuy nhiên, mức trợ giá thực tế tính cho các đơn vị vận tải được tính

dựa trên sản lượng vận tải thực tế. Đây chính là điều chưa phù hợp. Do đó mức ngân sách cấp cho việc trợ giá phải được tính tốn dựa trên sản lượng vận tải kế hoạch và quyết toán dựa trên sản lượng thực tế để tránh tiêu cực, lãng phí cho ngân sách nhà nước và thiệt hại cho các đơn vị tham gia.

Như đã trình bày ở phần thực trạng, các đơn vị vận tải tham gia hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng sẽ xe buýt nói chung mỗi năm lãng phí vào khoảng 100 tỷ đồng/1 năm. Số tiền quảng cáo trên được ước tính thu được từ 1.000 xe buýt nhỏ và 2.000 xe buýt lớn tham gia vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt. Đối với vấn đề này có rất nhiều cách giải quyết. Trên quan điểm cá nhân tôi cho rằng việc quảng cáo nên giao về cho đơn vị chủ động thực hiện để đơn vị có nguồn thu nhằm làm giảm giá thành, từ đó giảm mức trợ giá (mức trợ giá đối với xe buýt trong năm 2003 là 102 tỷ đồng, đến năm 2008 là 610 tỷ đồng). Riêng về nội dung quảng cáo, nên giao về cho đơn vị quản lý nhà nước về quảng cáo xem xét nội dung để đảm bảo vẻ đẹp cho giao thơng đơ thị.

Ngồi ra, việc nghiên cứu triển khai sử dụng hệ thống vé thơng minh đối với loại hình vận tải hành khách công cộng sẽ giúp làm tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, thay đổi bộ mặt của vận chuyển công cộng, giúp công tác theo dõi doanh thu vận chuyển được nhanh chóng, chính xác và hạn chế tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đơn vị vận tải ở TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)