Các yếu tố đánh giá hệ số tín nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu chính phủ việt nam 001 (Trang 29 - 30)

1.1 Lý thuyết về trái phiếu

1.1.9.3 Các yếu tố đánh giá hệ số tín nhiệm

Khi xác định hệ số tín nhiệm của tổ chức phát hành, các cơng ty đánh giá hệ số tín nhiệm dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Đối với TPCP, nhà phát hành là Chính phủ, do đó, định mức tín nhiệm của Chính phủ gắn liền với định mức tín nhiệm của quốc gia. Một số yếu tố mà các tổ chức định mức tín nhiệm xem xét khi đánh giá định mức tín nhiệm quốc gia:

- Môi trƣờng kinh tế: sự cải cách về kinh tế, mức tăng trƣởng kinh tế, chính sách đầu tƣ phát triển cơng nơng nghiệp, cán cân xuất nhập khẩu, chính sách phát triển ngoại thƣơng, thực trạng và xu hƣớng của các chính sách tài chính quốc gia, chính sách tiền tệ, dự trữ ngoại hối và chính sách quản lý nợ.

Bảng 1.1: Ký hiệu xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức định mức tín nhiệm

Các xếp hạng trái phiếu chủ yếu của Stadard and Poor’s và Moody’s. Trái phiếu chất lƣợng cao nhất đƣợc xếp hạng AAA, rồi đến trái phiếu AA, v.v. Các trái phiếu có cấp độ đầu tƣ có hạng BBB hay cao hơn. Các trái phiếu không thuộc hạng trên thƣờng gọi là trái phiếu cấp thấp. Hiện nay, trên thế giới có 3 tổ chức tín nhiệm lớn là Standar & Poor’s, Moody’s và Fitch Ratings. Cách xếp hạng cơ bản là giống nhau, chỉ khác về mặt ký hiệu.

Trên quy mô quốc gia, khi Việt Nam đƣợc đánh giá là BB/BB+/stable có nghĩa là nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam khi phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ đƣợc xếp là BB, trái phiếu nội tệ là BB+ và tƣơng lai chƣa có gì thay đổi.

Đối với Standar & Poor’s mức xếp hạng này đƣợc coi là dƣới điểm đầu tƣ, tức là nếu Việt Nam phát hành trái phiếu ra nƣớc ngoài sẽ trả lãi suất rất cao. Hiện nay, TPCP Mỹ đƣợc xem là an toàn nhất. Chúng đƣợc xế p hạng mức cao nhất là AAA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu chính phủ việt nam 001 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)