2.2 Thực trạng thị trƣờng trái phiếu chính phủ Việt Nam
2.2.10 Tình hình phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trƣờng
cao. Về dài hạn, phát triển thị trƣờng trái phiếu trong nƣớc sẽ đóng vai trị tích cực trong việc huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề của Chính phủ cần thực hiện các giải pháp giảm bớt tình trạng thâm hụt thƣơng mại, ngân sách. Công tác quản lý sử dụng nợ cũng cần phải đƣợc coi trọng
2.2.10 Tình hình phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế quốc tế
- Khung pháp lý điều tiết hoạt động phát hành TPCP trên thị trƣờng quốc tế là Nghị định 53/2009/CP.
- Tình hình phát hành trái phiếu quốc tế: thời gian qua, Chính phủ đã phát hành 2 đợt trên thị trƣờng quốc tế:
Đợt phát hành lần đầu vào ngày 03/11/2005
Chính phủ Việt Nam phát hành 750 triệu USD trái phiếu quốc tế, kỳ hạn 10 năm, lãi suất coupon là 6,875%, đã thu hút 255 nhà đầu tƣ với tổng số nhu cầu đặt mua 4,5 tỷ USD gấp 6 lần lƣợng phát hành, mức lợi tức là 7,125%. Vào thời điểm này, hệ số tín nhiệm của Việt Nam là Ba3 theo Moody’s và BB- theo S&P. Đợt phát hành này đƣợc giới chuyên môn đánh giá là thành công của TPCP Việt Nam.
- Số tiền thu đƣợc từ đợt phát hành này đƣợc Chính phủ cho Tập đồn Cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam vay lại với lãi suất 6,875%.
Đợt phát hành ngày 26/01/2010
Khối lƣợng phát hành là 1 tỷ USD, thời hạn 10 năm, lãi suất coupon là 6,75%, khối lƣợng đặt mua là 2,4 tỷ USD, gấp 2,4 lần lƣợng phát hành, mức lợi tức là 6,95% (cao hơn mức lãi suất do Chính phủ Philipines và Indonesia phát hành trƣớc đó). Về cơ cấu nhà đầu tƣ tham gia đợt phát hành này: Quỹ đầu tƣ và công ty quản lý tài sản mua 73%, quỹ bảo hiểm và hƣu trí mua 10%, ngân hàng và các nhà đầu tƣ mua 7%.
- Số tiền thu đƣợc từ đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này dự kiến phân bổ nhƣ sau: thứ nhất, hoàn trả vốn NSNN là 700 triệu USD; thứ hai, giao Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ phối hợp BTC lựa chọn dự án phù hợp (dự kiến cho các Tập đồn Dầu khí, Tổng cơng ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đầu tƣ bổ sung các dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển.
Cách thức xác định lợi tức của đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế Chính phủ Việt Nam dựa trên 3 tiêu chí: xếp hạng tín nhiệm Chính phủ Việt Nam; tình hình giao dịch trái phiếu quốc tế Việt Nam đáo hạn năm 2016; tình hình thị trƣờng vốn quốc tế tại thời điểm phát hành.
Theo các tiêu chí trên, vào thời điểm phát hành:
- Về xếp hạng tín nhiệm. Việt Nam xếp hạng Ba3 theo Moody’s và BB theo S&P. Với mức xếp hạng tín nhiệm này, chênh lệch giữ lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Việt Nam so với trái phiếu kho bạc Mỹ cùng kỳ hạn là 378-385 điểm.
- Về giao dịch. Trái phiếu quốc tế VN2016 giao dịch trong thời gian qua với lợi tức khoảng 6,17% - 6,27%. Từ ngày 18/01-21/01/2010, trái phiếu này giao dịch với lợi tức 6,26% - 6,27%. Trái phiếu kỳ hạn 10 năm đƣợc tính thêm độ trội 75-80 điểm so với trái phiếu kỳ hạn còn lại 6 năm. Nhƣ vậy lợi tức sẽ từ 7%-7,15%.
- Về tình hình thị trƣờng tài chính quốc tế. Vào thời điểm phát hành có nhiều yếu tố khơng thuận lợi: (i) nguồn cung trái phiếu quốc tế của các quốc gia mới nổi tăng trong thời gian gần đây rất lớn do nhu cầu kích thích kinh tế sau khủng hoảng (hơn 10 tỷ USD từ Indonesia, Philipines, Hy Lạp, Mêhicô, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ); (ii) thời điểm này, các thị trƣờng tài chính quốc tế lớn đồng loạt tuyên bố chính sách gây ảnh hƣởng đến nhu cầu đầu tƣ chứng khoán nhƣ: Trung Quốc và Nhật Bản tuyên bố chính sách tiền tệ thắt chặt, Tổng thống Obama tuyên bố tăng cƣờng chính sách quản trị ngân hàng; (iii) năm 2009, xếp hạng về môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam bị tụt 2 bậc.
Việc phát hành TPCP ra thị trƣờng quốc tế giải tỏa những căng thẳng về vốn của Chính phủ do tình hình huy động vốn của Chính phủ trong nƣớc liên tiếp thất bại. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, việc phát hành TPCP ra thị trƣờng quốc tế đối với Việt Nam khơng đƣợc thuận lợi do đó phải trả chi phí rất cao. Các tổ chức đánh giá tín nhiệm có uy tín trên thế giới đã liên tục hạ mức xếp hạng các hệ số tín nhiệm và triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam:
- Hệ số tín nhiệm của Việt Nam ở cấp độ đầu cơ theo Moody’s và S&P là Ba3 và BB. Hệ số tín nhiệm nợ của Chính phủ giảm xuống B+ từ BB- (theo hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings tháng 07/2010). Mức xếp hạng này dành cho nợ dài hạn phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ của Chính phủ, hiện đang thấp hơn 4 bậc so với hạng đầu tƣ.
- Xếp hạng về ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2009 bị tụt 5 bậc từ 70/134 xuống 75/133 nền kinh tế so với năm trƣớc trong bảng xếp hạng chung, trong đó có đóng góp quan trọng của sự thay đổi trong chỉ tiêu về ổn định ki nh tế vĩ mô, tụt hạng sâu 42 bậc, từ 70 xuống 112.