Những chính sách và qui định liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TP hồ chí minh (Trang 42 - 45)

- Các loại quyền chọn

2.2.1.2 Những chính sách và qui định liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định chung về kinh doanh ngoại tệ của NHNN và các quy định cụ thể dưới đây:

Quy định của Hội sở chính VCB:

 Về trạng thái ngoại hối cuối ngày như sau: chi nhánh được duy trì số dư “Cĩ” tối đa trên tài khoản mua bán ngoại tệ của mình là 5 triệu và mức dư “Nợ” tối thiểu là 1,5 triệu. Nếu vượt quá hạn mức này, hệ thống sẽ tự động trừ ra hoặc cộng thêm vào để về đúng hạn mức quy định.

 Quản lý vốn tập trung: theo mơ hình ngân hàng hiện đại để tập trung năng lực tài chính và hạn chế tối thiểu rủi ro. Tất cả các giao dịch thanh tốn với nước ngồi cĩ sự phối hợp chặt chẽ giữa phịng Kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh và HSC để cân đối nguồn tiền gửi Nostro. Các giao dịch với TCTD trong và ngồi nước phải nhập vào chương trình quản lý vốn (V.Treasure) để phịng Kế tốn Vốn HSC duyệt các bút tốn và các điện nhận và chuyển tiền cuối cùng qua các tài khoản Nostro và Vostro của khách hàng.

Quy chế hoạt động hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM

Kinh doanh ngoại tệ trong nước:

(1) Quản lý và theo dõi chặt chẽ tài khoản vốn kinh doanh ngoại tệ khơng để thất thốt.

(2) Trên cơ sở các quy định của NHNN Việt Nam, định hướng của Hội sở chính VCB, BGĐ và các biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế để xây dựng hệ thống tỷ giá linh hoạt, hợp lý, khoa học và đủ sức cạnh tranh, để kịp thời cơng bố trước 7 giờ 45 phút hàng ngày theo định hướng của Ban Giám Đốc.

(3) Tổ chức thực hiện bán ngoại tệ cho khách hàng là tổ chức trên cơ sở cân đối nguồn ngoại tệ, kiểm tra đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ mua ngoại tệ, đảm bảo thực hiện tốt chính sách khách hàng theo định hướng của Ban Giám Đốc.

(4) Thường xuyên kết hợp với phịng Nhập khẩu, phịng Tín dụng theo dõi các khoản thanh tốn đến hạn và trong tương lai để cân đối bán ngoại tệ hợp lý, cĩ hiệu quả.

(5) Phối hợp với phịng Xuất khẩu, phịng Nhập khẩu, phịng Tín dụng, phịng Kế tốn, phịng Hối đối, phịng Kho quỹ, phịng Nghiên cứu tổng hợp, phịng Khách hàng để cĩ chính sách thích hợp tạo nguồn mua ngoại tệ từ khách hàng. (6) Thực hiện việc chuyển đổi ngoại tệ trên cơ sở phiếu giao dịch phịng Nghiên cứu tổng hợp đã được Ban Giám Đốc phê duyệt.

Kinh doanh ngoại tệ với nước ngồi:

(1) Chuyển đổi ngoại tệ cho khách hàng và các ngân hàng trong nước: thực hiện chuyển đổi ngoại tệ cho khách hàng và các ngân hàng trong nước

theo tỷ giá mua bán thơng qua VND do VCBHCM cơng bố hàng ngày. Trường hợp khách hàng đề nghị chuyển đổi trực tiếp giữa USD với các loại ngoại tệ khác theo tỷ giá linh hoạt thì trình BGĐ quyết định để phục vụ khách hàng.

(2) Tổ chức thực hiện kinh doanh ngoại tệ với nước ngồi:

(a) Đối tác giao dịch là các ngân hàng đại lý truyền thống và cĩ uy tín với hệ thống VCB. Hạn mức giao dịch đối với từng đối tác Ngân hàng phải được BGĐ phê duyệt.

(b) Hạn mức tối đa mỗi giao dịch là 2 triệu USD và là trạng thái ngoại hối tối đa của một cán bộ giao dịch được duy trì trong ngày và phải được cân bằng chậm nhất vào cuối ngày làm việc. Hạn mức giao dịch khơng được chuyển nhượng hay vay mượn lẫn nhau giữa các cán bộ kinh doanh và khơng áp dụng đối với giao dịch cân bằng trạng thái ngoại hối với khách hàng. Trạng thái ngoại hối của tất cả các Dealer cùng một lúc (tồn bộ phịng kinh doanh ngoại tệ) khơng vượt quá 5 triệu USD.

(c) Mỗi giao dịch phải đặt ngưng lỗ, mức lỗ tối đa mỗi cán bộ kinh doanh là: 3.000 USD/ngày; 6.000 USD/tuần và 10.000 USD/tháng.

(d) Cán bộ kinh doanh cĩ thể duy trì trạng thái hối đối qua đêm nhưng phải cĩ đủ các yếu tố sau:

+ Cán bộ giao dịch phải cĩ văn bản phân tích rõ lý do tại sao quyết định duy trì trạng thái ngoại hối qua đêm và phải được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng phịng hoặc Ban Giám Đốc.

+ Phải tuân thủ triệt để nguyên tắc về đặt lệnh ngưng lỗ. Cán bộ kinh doanh được khơng được vay mượn lãi của nhau để tính vào mức ngăn lỗ.

(e) Mỗi trường hợp phát sinh nghiệp vụ vượt thẩm quyền, cán bộ kinh doanh phải chủ động báo cáo Lãnh đạo phịng kịp thời xin Ban giám đốc

(f) Mỗi nghiệp vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ với nước ngồi phải đảm bảo khả năng thanh tốn. Cuối giờ giao dịch mỗi ngày, các nhân viên kinh doanh ngoại tệ phải báo cáo trạng thái hối đối, mức đặt lệnh ngưng lỗ (nếu cĩ), các lệnh giao dịch mua bán với từng đối tác cho Lãnh đạo phịng bằng sổ sách.

(g) Cuối tháng, tổ Dealer phải tổ chức họp để rút kinh nghiệm về kết quả kinh doanh. Mỗi nhân viên kinh doanh phải báo cáo doanh số, lãi, lỗ phân tích hoạt động trong tháng của mình cho Lãnh đạo phịng và Ban giám đốc.

Những qui định liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM tương đối chặt chẽ và cĩ sự phối hợp kịp thời giữa các phịng ban để đưa ra những chính sách linh hoạt về tỷ giá, ưu tiên bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy mĩc, nguyên vật liệu phục vụ việc phát triển đất nước. Điều đĩ đã gĩp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày càng hiệu quả và hạn chế được rất nhiều rủi ro như:

Việc quy định về hạn mức giao dịch và mức độ ngăn lỗ của Dealer đã tránh được những giao dịch lỗ hàng trăm tỷ đồng của NH Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam năm 2004.

Bộ phận thanh tốn được tách ra thành phịng chuyện biệt để kiểm sốt giao dịch, thực hiện và theo dõi việc thanh tốn các giao dịch do phịng Kinh doanh ngoại tệ chuyển qua đã hạn chế được những tiêu cực trong việc cấu kết làm thua lỗ hàng triệu USD giữa Ngân hàng Cơng thương chi nhánh Hải Phịng với Ngân hàng ABN Amro chi nhánh Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TP hồ chí minh (Trang 42 - 45)