Cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) Đông H−ng (Trung Quốc)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ nhằm thuận lợi hóa thương mại tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam (Trang 63)

- Cửa khẩu Chi Ma: đang từng b−ớc đầu t− nên dịch vụ còn kém.

2.1.1. Cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) Đông H−ng (Trung Quốc)

Cửa khẩu Móng Cái có vị trí chiến l−ợc quan trọng của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của cả n−ớc nói chung về các mặt chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Ngày 18/ 09/ 1996, Thủ t−ớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 675/TTg về việc cho phép áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái; và sau đó, ngày 04/ 06/ 1998, Thủ t−ớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 103/TTg về việc bổ sung một số cơ chế, chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái.

Từ khi có Quyết định 675/TTg của Thủ t−ớng Chính phủ, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu Móng Cái tăng bình quân 27%/năm, trong đó hàng xuất khẩu tăng 34%/năm, nhập khẩu tăng 6%/năm, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan tăng 129%/năm.

Bảng 4: Kim ngạch XNK hàng hóa qua cửa khẩu Móng Cái từ năm 2000- 2004 Đơn vị tính: USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Xuất khẩu Chính ngạch 114.511.474 298.836.844 228.305.499 248.035.678 353.056.875 Tiểu ngạch 12.807.289 43.331.68 31.849.533 13.848.665 18.040.000 Nhập khẩu Chính ngạch 47.631.941 151.842.594 25.608.062 42.971.691 54.678.694 Tiểu ngạch 10.159.790 9.841.474 9.632.819 8.269.999 2.129.400 Tạm nhập Tái xuất 53.897.000 67.823.000 33.747.000 27.300.226 60.879.362 Kho ngoại quan Nhập kho 14.764.000 - 31.692.000 33.007.000 30.134.000 Xuất kho 24.484.000 - 32.985.000 51.504.004 136.178.000 Chuyển khẩu 195.406.000 377.014.000 235.629.799 256.170.000 250.734.956

Nguồn: Theo Báo cáo của Sở Th−ơng mại Quảng Ninh

Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu Móng Cái bao gồm cao su, than, quặng sắt, thủy sản, nông sản, hàng gia công xuất khẩu...; hàng nhập khẩu chủ yếu là vật t− thiết bị, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng (vải, quần áo may sẵn...); hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan bao gồm dầu DO, linh kiện máy tính cũ, nhựa phế liệu, ắc-quy khô, chế phẩm đông lạnh. Tính đến năm 2004, Móng Cái có khoảng 20 doanh nghiệp kinh doanh chuyển khẩu và 7 doanh nghiệp hoạt động mặt hàng chuyển khẩu xăng dầu và hàng hóa cấm nhập.

Tính riêng năm 2004, l−u l−ợng hàng hóa qua Cửa khẩu Móng Cái đạt 905.831.287 USD, tính trung bình mỗi ngày hàng hóa l−u chuyển qua cửa khẩu Móng Cái có giá trị khoảng 2,5 triệu USD.

Theo số liệu của Sở Th−ơng mại Quảng Ninh, Chợ Móng Cái trong khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái hiện có trên 1000 hộ kinh doanh, trong đó số hộ Trung Quốc chiếm 40%; Trung tâm th−ơng mại Móng Cái đã thu hút trên 2.500 hộ kinh doanh cá thể, gần 30 doanh nghiệp địa ph−ơng, hàng trăm chi nhánh, Văn phòng đại diện của các doanh nghiệp tỉnh ngoài đặt tại Móng Cái; hàng trăm nghìn l−ợt ng−ời qua lại khu vực cửa khẩu.

Với tiềm năng, lợi thế của một cửa khẩu lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc phía Bắc Việt Nam, nhu cầu sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở khu vực cửa khẩu này đã, đang và sẽ ngày một tăng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ nhằm thuận lợi hóa thương mại tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)