.Hiệu quả Tín dụng Bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 30)

Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực Ngân hàng, phản ánh chất lượng hoạt động của các Ngân hàng. Đó là khả năng

cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội và nhu cầu của khách hàng, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho các NHTM. Trên cơ sở đó, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của các

Ngân hàng, góp phần ổn định và phát triển xã hội.

Hiệu quả tín dụng còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khả năng thích nghi của các Ngân hàng với sự thay đổi của các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình

độ nhân sự,...), khách quan (chính sách Nhà nước, các ban ngành liên quan tác động đến môi trường kinh tế, pháp lý,...) đến mức độ an tồn vốn tín dụng, lợi nhuận của

Ngân hàng và sự phát triển kinh tế - xã hội.

¾ Các chỉ tiêu xác định hiệu quả TDBĐS đối với các NHTM.

Hiệu quả do hoạt động tín dụng mang lại phải bù đắp chi phí cho vay, đem lại

lợi nhuận khơng chỉ cho chính hoạt động tín dụng mà cịn đảm bảo sự ổn định và phát triển của Ngân hàng. Hiệu quả tín dụng giúp cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, lành mạnh hóa danh mục cho vay, nâng cao tiềm lực và vị thế cạnh tranh của ngân hàng trong q trình hội nhập, giúp ngân hàng có được những khách hàng trung thành và nguồn thu ổn định tạo điều kiện cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng. Với

TDBĐS tại các Ngân hàng, phải thể hiện được:

- Tăng trưởng tín dụng bền vững với những khoản tín dụng chất lượng, góp phần tăng trưởng thu nhập lãi.

- Phát triển những khách hàng có khả năng và thiện chí, hợp tác lâu dài và bền vững với Ngân hàng.

- Góp phần phát triển các dịch vụ liên quan BĐS, tăng trưởng lợi nhuận.

- Không phát sinh vấn đề và Nợ quá hạn, nợ xấu, nợ tổn thất, không tăng dự phòng rủi ro cụ thể do TDBĐS.

- Khơng làm mất chi phí cơ hội cho các khoản đầu tư vào các lĩnh vực và

ngành nghề kinh tế khác.

- Không phát sinh những vấn đề liên quan làm tăng chi phí hoạt động.

- Góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu Ngân hàng trên thương trường.

¾ Các chỉ tiêu xác định hiệu quả TDBĐS đối với các khách hàng.

TDBĐS nói riêng và tín dụng nói chung là những khoản vốn được các Ngân

hàng tài trợ cho các thành phần kinh tế phát triển hiệu quả kinh doanh, ổn định đời

sống. Để xác định được mức độ hiệu quả của các khoản TDBĐS đem lại cho khách

hàng, chúng ta sử dụng các công thức sau để tính mức độ hiệu quả mà khách hàng

trong hoạt động BĐS đã đạt được.

Như vậy, đối với khách hàng, hiệu quả của TDBĐS được thể hiện qua thành

công của các dự án, phương án được Ngân hàng tài trợ vốn, là khả năng sinh lời từ các dự án, phương án, là sự đóng góp làm tăng thu nhập và lợi nhuận của các khoản đầu tư BĐS:

- Đủ nguồn vốn thực hiện theo nhu cầu, bao gồm cả chi phí phát sinh đã được

dự tính, khơng làm ảnh hưởng đến các khoản đầu tư và hoạt động khác.

- Q trình thực hiện thuận lợi, nhanh chóng, khơng phát sinh chi phí ngồi dự kiến, giảm chi phí trong quá trình thực hiện.

- Tăng thu nhập, đem lại lợi nhuận trong quá trình hoạt động; nâng cao thu

nhập cho cán bộ nhân viên.

- Phát triển kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, góp phần mở rộng qui mô, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

- Đối với các khách hàng cá nhân được tài trợ tiêu thụ hàng hóa BĐS, là sự ổn định đời sống, làm tăng giá trị cuộc sống, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng

phát triển theo sự phát triển của xã hội.

¾ Hiệu quả TDBĐS đối với nền kinh tế xã hội.

Khi hiệu quả tín dụng được đảm bảo, nói cách khác là cho vay đúng và đủ sẽ

giải được cơn khát vốn cho các thành phần kinh tế. Hiệu quả của những khoản

TDBĐS đối với nền kinh tế được thể hiện qua các khía cạnh:

- Giải quyết nhu cầu vốn cho thị trường BĐS, góp phần tăng cung đáp ứng nhu cầu về BĐS cho thị trường.

- Tài trợ vốn cho nhu cầu tiêu thụ, góp phần giải quyết đầu ra, ổn định và tạo sự hanh thông cho thị trường BĐS, góp phần ổn định xã hội.

- Góp phần chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển đơ thị. - Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, văn phòng, nhà xưởng, ổn định và phát

triển hiệu quả hoạt động cho các ngành nghề kinh tế.

- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần theo sự phát triển của xã hội....

Nâng cao hiệu quả tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trị trung tâm thanh tốn. Khi các khoản cho vay được thu hồi kịp thời và nhanh chóng sẽ làm gia tăng vịng quay vốn tín dụng. Nghĩa là với một lượng tiền như cũ, có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông và cũng cố sức mua của đồng tiền. Tín dụng cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát thông qua hoạt

động cho vay. Tuy nhiên, nếu hiệu quả tín dụng được đảm bảo, cho vay đúng số

lượng, đúng nhu cầu sẽ hạn chế việc mở rộng quy mơ tín dụng quá mức, vừa kiểm sốt

được lạm phát vừa kích thích tăng trưởng kinh tế.

Hiệu quả tín dụng cịn góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng. Và các khoản tín dụng có hiệu quả cao sẽ là cơng cụ đắc lực để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội trong từng ngành, lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)