3.2.2 .Các giải pháp vi mô của các Ngân hàng thương mại
3.2.2.2 .Lập chiến lược đầu tư và phát triển dư nợ Bất động sản
Mỗi thời kỳ, mỗi giai đọan, thị trường BĐS cũng như các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế khác, ln có những nhu cầu khác nhau. Mặc dù, tới thời điểm hiện tại, nhu
cầu về BĐS của Việt Nam vẫn đang ở mức cao. Để thành công trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả tài trợ, các Ngân hàng cần tìm hiểu và nắm rõ nhu cầu cụ thể trong từng thời kỳ để có những quyết định tham gia và cung cấp các gói sản phẩm đầy đủ và cần thiết hơn. Với những giai đọan thị trường tăng trưởng nóng, khơng vì mục tiêu lơi kéo khách hàng bỏ qua các nhu cầu thực, bởi nhu cầu thực luôn ổn định và phát triển cho dù thị trường có thay đổi theo xu hướng nào, có thể bị ảnh hưởng ít nhiều, nhưng khả năng thực hiện là hồn tồn có thể.
Nhằm ổn định q trình hoạt động và có những kế họach cụ thể, các Ngân hàng cần lập chiến lược và có chu trình thực hiện trong từng giai đoạn: Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với tăng trưởng vốn huy động thực tế, mục tiêu tín dụng đề ra từ
đầu năm và khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng; đảm bảo vốn khả dụng cho các
nhu cầu thanh tốn, an tồn hoạt động kinh doanh; mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.
Nhu cầu về BĐS rất đa dạng và phong phú trong mọi thời kỳ, từ việc đầu tư
trực tiếp vào các dự án, hỗ trợ cung cứng hàng hóa cho thị trường BĐS, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, văn phòng làm việc cho các Doanh nghiệp,… đến việc tài trợ cho người tiêu dùng, đi kèm là các dịch vụ hỗ trợ như thanh toán, chuyển tiền, nhận ký gửi tiền đặt cọc,…Các Ngân hàng cần phát triển và đa dạng tất cả các lĩnh vực
của BĐS, đóng vai trị là cầu nối giữa các bên, tạo sự khơi thông và thuận lợi cho quá trình phát triển thị trường BĐS.