.Đảm bảo nguồn và khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 85 - 87)

3.2.2 .Các giải pháp vi mô của các Ngân hàng thương mại

3.2.2.3 .Đảm bảo nguồn và khả năng thanh khoản

Một Ngân hàng “khỏe mạnh” là Ngân hàng luôn đảm bảo khả năng thanh khoản và vốn cung ứng cho thị trường. Tuy nhiên, để có thể khơng bị “lao đao” về nguồn vì những biến động của những chính sách thắt chặt tiền tệ, cần thực hiện các

biện pháp sau.

(1). Tăng vốn chủ sở hữu với Chính sách cổ tức phù hợp: Việc NHNN yêu cầu

các Ngân hàng và tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ theo qui định nhằm tăng khả năng tự chủ và khả năng tài chính. Với những qui định và lộ trình tăng vốn trong thời gian sắp tới, các Ngân hàng nhỏ yếu sẽ phải sát nhập hoặc liên kết. Tăng vốn điều lệ để

tăng khả năng tự chủ là việc nên làm theo kế hoạch hoạt động của các Ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể phát hành thành công cổ phiếu ra thị trường, thu hút nguồn vốn cần phát triển thị trường chứng khoán, tăng tính thanh khoản cổ phiếu. Trong đó, đối với Ngân hàng, cần nâng cao hiệu quả hoạt động và vị trí, hình ảnh trên thương trường,

chính sách lợi tức phù hợp là việc cần thực hiện nhằm thu hút nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, đầu tư phát triển và đưa thông tin hoạt động đến với nhà đầu tư,

các thông tin liên quan luôn được cập nhật và báo cáo đầy đủ trên các trang web, trang tin nội bộ, giúp nhà đầu tư có thể cập nhật nhanh và đầy đủ hơn.

(2). Đẩy mạnh công tác huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các kênh huy động: Với những chính sách phù hợp, nâng cao vị thế và

cơ hội hợp tác cho các nhà đầu tư, tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư bằng những chính sách linh họat và bền vững, không tranh giành nguồn vốn bằng bất kỳ giá nào. Phải có sự đồng thuận và hợp tác giữa các Ngân hàng trong việc bình ổn và phát triển thị trường bền vững.

(3). Lãi suất trái phiếu huy động và các chính sách đi kèm có sức hấp dẫn hơn:

Ngoài việc huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế bằng các sản phẩm huy

động, Ngân hàng có thể huy động bằng các phát hành trái phiếu, chứng chỉ ghi nợ với

được tận dụng sử dụng tùy vào từng giai đọan cụ thể. Huy động bằng trái phiếu sẽ có

những nguồn vốn ổn định và lâu dài hơn. Khi lãi suất của các sản phẩm ngắn hạn được bình ổn, các kênh đầu tư khác khơng cịn “nóng”, thị trường trái phiếu là lựa chọn cho các nhà đầu tư tìm kiếm sự ổn định.

(4). Phát triển và đẩy mạnh vai trò của Ngân hàng đối với nền kinh tế - Ngân hàng là nơi cất giữ và là kênh thanh tốn chính trong mọi hoạt động thanh tốn: Mặc

dù hệ thống Ngân hàng có mặt tại Việt Nam từ rất lâu nhưng vẫn chưa đạt được sự

thành công như hệ thống Ngân hàng thế giới trong việc đóng vai trị là kênh cất giữ và lưu thơng các giá trị. Đối với tâm tưởng của nhiều tầng lớp người dân Việt Nam, hệ thống Ngân hàng vẫn còn nhiều xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Cùng với tâm lý thích cất giữ tiền, hệ thống Ngân hàng vẫn chưa thâm nhập vào các hoạt động trao đổi của người dân. Để tận dụng được tất cả các nguồn vốn của các thành phần dân cư, cần những chính sách phát triển và thực hiện đồng bộ của Nhà nước, các ban ngành và hệ thống các Ngân hàng để hệ thống Ngân hàng có thể thực hiện hết chức năng và vai trò

đối với nền kinh tế.

(5). Hợp tác với các Cơng ty tài chính, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi: Nguồn vốn huy động từ các nguồn của các Cơng ty tài chính là rất lớn. Nguồn vốn

tạm thời nhàn rỗi tại các Cơng ty tài chính nên được cất giữ và lưu thông tại các hệ thống các Ngân hàng. Các Ngân hàng và cơng ty tài chính cần có sự phối hợp và các chính sách hỗ trợ trong việc chia sẻ và sử dụng nguồn.

(6). Sử dụng các công cụ phái sinh, đảm bảo đủ nguồn thanh tốn khi đến hạn:

Cơng cụ phái sinh được áp dụng trong các nghiệp vụ trao đổi mua bán, cất giữ,…nhằm

đảm bảo giá trị và khả năng sử dụng khi đến hạn. Nguồn vốn huy động cũng là một

trong các nguồn hàng sẽ phải thực hiện khi đến hạn thanh tốn. Trong q trình sử dụng nguồn vốn, nhất là các nguồn được huy động bằng vàng và ngoại tệ, cần thực hiện các hợp đồng phái sinh kèm theo, đảm bảo khả năng thanh khoản và đáp ứng nhu cầu thị trường.

(7). Chứng khốn hóa các khoản vay: Các khoản tài trợ hiệu quả và chất lượng

thời gian qua. Từ các khoản đã tài trợ, Ngân hàng có thể sử dụng phát hành chứng chỉ ghi nợ, chứng khốn hóa các khoản vay ra nhằm huy động lại nguồn, đáp ứng nhu cầu vốn để có thể sử dụng cho các nhu cầu tiếp theo, đồng thời, tăng sản phẩm cho thị

trường với những hình thức lựa chọn mới cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, để tăng tính hiệu quả và có thể thu hút được nhà đầu tư, Ngân hàng

cần phối hợp với các chủ đầu tư trong việc thực hiện các chính sách ưu đãi cho các

chứng chỉ nợ khi nhà đầu tư tin tưởng và có những kỳ vọng vào dự án. Mặt khác, Ngân hàng phải có vị trí trên thương trường, được xếp hạng tín dụng và có mức độ tin tưởng, kỳ vọng cao của các nhà đầu tư.

(8). Tái vay lại từ các khoản tín dụng BĐS đã cấp: Ngồi việc chứng khốn hóa

các khoản tín dụng đã tài trợ, Ngân hàng cũng có thể sử dụng để vay lại từ các Tổ

chức tín dụng, các quỹ khác. Sự chuyển giao khoản vay đang được quản lý từ một tổ chức cho một tổ chức khác nhằm giải quyết và tăng nguồn vốn sử dụng, đồng thời chia sẻ lợi nhuận cho việc quản lý và cấp vốn cho khách hàng. Tuy nhiên, giải pháp này trước tiên cần phải có hành lang pháp lý của Nhà nước và các ban ngành liên quan.

(9). Tham gia thị trường quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Với những

thuận lợi về chính trị, sự ổn định và phát triển của kinh tế, Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài qua huy động và hợp tác đầu tư là xu hướng của các Ngân hàng hiện tại. Sự hợp tác nhằm học hỏi kinh

nghiệm và chia sẻ lợi nhuận, tạo cơ hội và điều kiện cho đôi bên cùng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 85 - 87)