So sánh Tổng dư nợ và Nguồn huy động qua các năm của OCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 58)

năm của OCB

- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2006 2007 2008 2009

(Nguồn: Báo cáo thường niên của OCB từ 2006 - 2009)

NGUỒN HUY ĐỘNG TỔNG DƯ NỢ

ĐVT: tỷ đồng

Biểu 2.4. So sánh Tổng dư nợ và Nguồn huy động qua các năm của OCB Dư nợ tăng trưởng ở các ngành nghề, trong đó dư nợ BĐS (chỉ tính theo ngành nghề xây dựng và kinh doanh, tư vấn tài sản, BĐS) tăng lên đáng kể. Căn cứ theo số liệu báo cáo, dư nợ BĐS tại các Ngân hàng nhỏ chiếm số lượng và tỷ trọng cao hơn các Ngân hàng lớn như ACB, VCB,… do hầu hết tại các Ngân hàng nhỏ trong thời gian qua, những khoản vay liên quan đến hai ngành nghề Xây dựng và tư vấn, kinh doanh tài sản, BĐS phát sinh khá nhiều, trong khi các Ngân hàng lớn đã phát sinh từ trước với những ngành nghề liên quan, hoặc đầu tư vào các dự án BĐS hỗ trợ cho các ngành nghề kinh tế khác. Nhưng so sánh về giá trị tuyệt đối, dư nợ BĐS tại các Ngân hàng lớn vẫn chiếm giá trị lớn hơn theo khả năng tài chính và khả năng cung ứng vốn cho thị trường. Trong thực tế, những khoản đầu tư TDBĐS tăng cao trong cuối năm

2007 và đầu năm 2008 hầu hết tại các Ngân hàng, nhất là những Ngân hàng nhỏ, thời gian tham gia thị trường chưa nhiều, nhưng để thu hút khách hàng, và tranh thủ tăng

trưởng tín dụng, tận dụng các nguồn lợi từ BĐS đem lại, các Ngân hàng đều có những chính sách mở rộng tín dụng, trong đó, TDBĐS ln được ưu tiên. Sự thuận lợi của những chính sách thời mở cửa, sự phát triển của thị trường BĐS, những khoản lợi nhuận khổng lồ từ những dự án BĐS lôi kéo hầu hết các Ngân hàng tham gia trực tiếp và tài trợ vốn cho khách hàng, những khoản vay với điều kiện thơng thống và nhanh

càng thúc đẩy thị trường BĐS phát triển nóng, những hình ảnh tranh mua tranh bán, chạy dự án, phát triển hoạt động dịch vụ xảy ra,…càng làm thị trường BĐS nóng hơn, và nhu cầu vốn tín dụng càng tăng, đầu tư vào TDBĐS càng nhiều. Cái vòng quay vốn và ảnh hưởng, tác động qua lại giữa thị trường BĐS và thị trường vốn tín dụng xoay với tốc độ ngày càng nhanh.

Với những điều kiện và qui định ràng buộc trong chính sách chung về BĐS và

TDBĐS, các Ngân hàng có những phương thức đầu tư vào TDBĐS nhưng khơng

chính thức với tên gọi TDBĐS. Ngoài những khoản TDBĐS phục vụ cho các ngành nghề kinh tế khác như nâng cấp, cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư nhà xưởng, văn phòng,…và các khoản vay mua, xây, sửa nhà ở được đưa vào tiêu dùng, còn lại, các khoản TDBĐS với hình thức góp vốn vào doanh nghiệp, hoặc ngành nghề kinh tế khác là lựa chọn trong việc phân nợ theo ngành nghề. Những con số báo cáo các Ngân hàng đưa ra chỉ chiếm một phần trong tổng dư nợ TDBĐS thực tế tại.

Bảng 2.4. Tỷ lệ tăng trưởng Dư nợ BĐS tại 1 số NHTM (2005 -2009) Ngân hàng Tỷ lệ tăng Dư nợ BĐS (Đvt: %) 2005 2006 2007 2008 2009 ACB 14% 87% 44% 86% ICB 3% 3% 26% 37% VCB 15% 64% 16% 48% SACB 50% 213% 12% 88% MB 39% 12% 60% OCB 182% -17% 275%

Biểu 2.5 - Tốc độ tăng trưởng TDBĐS tại 1 số NHTM (giai đoạn 2005 -2009) - 5,000 10,000 15,000 20,000 2005 2006 2007 2008 2009

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng, 2005-2009)

Dư nợ BĐS của ACB Dư nợ BĐS của ICB Dư nợ BĐS của VCB Dư nợ BĐS của SACB

Đvt: tỷ đồng

Biểu 2.5. Tốc độ tăng trưởng TDBĐS tại 1 số NHTM (2005-2009)

Tốc độ tăng trưởng TDBĐS thể hiện qua các năm hầu hết tại các Ngân hàng.

Mặc dù số liệu báo cáo chỉ phản ánh một phần nhỏ trong dư nợ TDBĐS chung, nhưng tổng dư nợ BĐS đang tăng lên không ngừng.

Với 2 ngành Xây dựng và kinh doanh BĐS, tỷ lệ tăng trưởng BĐS đã có sự

tăng trưởng lớn trong các năm. Nếu thống kê đầy đủ tất cả các khoản cho vay liên

quan đến BĐS đang được phân chia theo các ngành nghề kinh tế thì con số này sẽ tăng

đến mức kỷ lục. Trong đó, cho vay ngành nghề kinh tế “Hoạt động phục vụ cá nhân và

cộng đồng” là ví dụ cụ thể.

Bảng 2.5. Dư nợ Ngành nghề kinh tế “Hoạt động Phục vụ cá nhân và cộng đồng” tại 1 số NHTM (2005 -2009) Ngân hàng Dư nợ PVCN và cộng đồng (Đvt: tỷ đồng) 2005 2006 2007 2008 2009 ACB 3,621 6,621 14,984 17,709 22,934 ICB 8,175 8,682 9,882 SACB 356 713 2,893 5,769 7,610 MB 18 293 136 OCB 2,891 2,908 2,309 5,369

Theo mục số 17, phụ lục số 6, Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định ngành nghề kinh tế

“ Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng (cộng đồng)”, bao gồm: các hoạt động bảo

vệ tài nguyên, môi trường (thu dọn vật thải, cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng và các hoạt động tương tự); các hoạt động dịch vụ khác (như giặt tẩy, thẩm mỹ,…); các hoạt động cho vay đối với học sinh, sinh viên, cho vay đi lao động nước ngoài, cho vay tiêu dùng; hoạt động của các hiệp hội kinh doanh, hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức hiệp hội khác (như tôn giáo,...).

Như vậy, nếu căn cứ theo qui định về phân loại dư nợ theo ngành nghề kinh tế, phát sinh dư nợ ngành nghề kinh tế này trong thực tế rất ít, sự tăng trưởng mạnh mẽ của dư nợ trong thời gian qua chính là do sự tăng trưởng các khoản TDBĐS mua, xây sửa nhà để ở được các Ngân hàng xếp vào vay tiêu dùng.

Bảng 2.6. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ Ngành nghề kinh tế “Hoạt động Phục vụ cá nhân và cộng đồng” tại 1 số NHTM (2005 -2009)

Ngân hàng Tỷ lệ tăng Dư nợ PVCN và cộng đồng (Đvt: %)

2005 2006 2007 2008 2009

ACB 83% 126% 18% 30%

SACB 100% 306% 99% 32%

OCB 1% -21% 133%

Biểu 2.6 - Tốc độ tăng trưởng Dư nợ ngành nghề kt "Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng" của 1 số NHTM (2005-2008) 0 5,000 10,000 15,000 20,000 2005 2006 2007 2008

(Nguồn: Báo cáo thường niên các Ngân hàng, 2005 - 2008)

Dư nợ của ACB Dư nợ của SACB Dư nợ của OCB

Đvt: tỷ đồng

Biểu 2.6. Tốc độ tăng trưởng Dư nợ ngành nghề kt “Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng” của 1 số NHTM (2005-2008)

Bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ với tốc độ cao và tập trung vào TDBĐS,

những khoản tín dụng với loại hình trung dài hạn ln chiếm tỷ trọng cao, trên dưới 50%tổng dư nợ là con số đáng lo ngại khi nguồn vốn huy động đa phần và chủ yếu là

ngắn hạn, nhưng nhu cầu đầu ra luôn là trung dài hạn, thậm chí có những khoản tài trợ dự án lên đến 9 – 10 năm và những khoản tín dụng mua nhà lên đến 20 năm (chính sách dành cho người mua nhà tại Ngân hàng An Bình). Điều này có đảm bảo được

việc cân đối nguồn và khả năng thanh khoản tại các Ngân hàng?!

Bảng 2.7. Tỷ trọng dự nợ trung dài hạn tại 1 số NHTM (2005-2009) Ngân hàng Tỷ trọng dư nợ TDH (Đvt: %) 2005 2006 2007 2008 2009 ACB 43% 44% 45% 54% 43% SACB 38% 35% 39% 44% 35% MB 33% 29% 31% 37% 38% OCB 39% 49% 43% 37%

2.3.2. Chất lượng và Hiệu quả của Tín dụng Bất động sản.

2.3.2.1. Nợ có vấn đề đang ngày một tăng lên tại các Ngân hàng.

TDBĐS là lĩnh vực được các Ngân hàng tham gia và tài trợ với tỷ trọng lớn trong thời gian qua. Nhưng sau những tác động tích cực là hàng loạt những khó khăn và vướng mắc khi Nhà nước thực thi các chính sách liên quan đến thị trường BĐS và trực tiếp đến TDBĐS nhằm khống chế những ảnh hưởng đang lan tràn như vũ bão

của kinh tế Mỹ và các nước Châu Âu. Thị trường BĐS biến động trái chiều với

những chính sách qui định khắt khe hơn, nhiều dự án phải đình trệ do chưa hồn tất thủ tục pháp lý, đối tượng tham gia và thực hiện ràng buộc hơn, chắt lọc hơn,… TDBĐS cũng không thể thực hiện dễ dàng như thời gian trước, khó khăn liên tiếp khi NHNN liên tục thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng, rút vốn trong lưu thơng, u cầu ngưng các khoản phí liên quan đến tín dụng, các báo cáo về TDBĐS liên tục được thực hiện, các đợt thanh tra Ngân hàng mà

trọng tâm là thanh tra về TDBĐS được tiến hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)