.Từ bản thân các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 76)

2.5.2 .Nguyên nhân chủ quan

2.5.2.2 .Từ bản thân các Ngân hàng thương mại

Xuất phát từ chính bản thân các Ngân hàng là những nguyên nhân:

¾ Nguồn nhân lực chưa được đầu tư đúng mức.

Trong hoạt động ngân hàng những năm trở lại đây, sự thiếu hụt nguồn nhân lực là một vấn đề nổi lên rõ nét nhất vì các ngân hàng đang mở rộng mạng lưới, thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp địa bàn. Mặt khác tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đã bắt đầu xuất hiện các ngân hàng mới. Điều

này đã tạo nên cuộc chạy đua giành giật nhân viên giữa các ngân hàng. Trong khi đó, nói riêng về hoạt động tín dụng lại địi hỏi nhân viên tín dụng phải là người có chun mơn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, phải là người nhiều kinh nghiệm, năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vướng mắc, đồng thời phải am hiểu các quy định khác nhau, vừa là quy định của ngành ngân hàng vừa là quy định của các ngành liên quan như Luật đất đai, công chứng, giao dịch bảo đảm, ... Những vấn đề này đã khiến cho hoạt động tín dụng của ngân hàng ln tiềm ẩn rủi ro. Đây chính là khó khăn trong hoạt động TDBĐS của các NHTM.

¾ Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được thật sự chú trọng.

Mỗi Ngân hàng đều có khối quản trị rủi ro với các phòng ban thực hiện, nhưng hầu như vẫn chưa phát huy vai trị của các phịng ban này. Chính sách, qui định chưa hoàn chỉnh và thiếu sự chặt chẽ là những tiền đề cho những vấn đề rủi ro phát sinh. Qui trình thực hiện khơng tn thủ, q trình cấp phát tín dụng và quản lý khoản vay chưa có tiếng nói và sự hỗ trợ đắc lực của khối rủi ro, tất cả còn thực hiện theo sự chỉ

định của các cấp lãnh đạo, khơng có sự tham mưu và giám sát chặt chẽ của các phịng

phần mềm hỗ trợ trong việc tính tốn thẩm định, chưa có những hệ thống lưu trữ thơng tin và đưa ra những cảnh báo kịp thời, các phòng ban như rủi ro vận hành, rủi ro thị trường chưa phát huy hết vai trị trong q trình hoạt động. Điều này vừa lãng phí nhân lực, vừa khơng phát huy được hiệu quả trong hoạt động.

¾ Chưa có kế hoạch đầu tư tín dụng BĐS phù hợp với năng lực và tình hình kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể.

Thông thường, Ngân hàng chỉ đặt ra chỉ tiêu kế hoạch tổng dư nợ hàng năm,

chưa đặt ra cụ thể dư nợ cho vay đối với từng lĩnh vực, từng loại sản phẩm, và tín dụng BĐS, một lĩnh vực đầu tư lớn cũng không ngọai lệ. Việc giám sát của ngân hàng chỉ là việc kiểm tra theo dõi tình hình thực hiện dư nợ kế hoạch của các chi nhánh nhưng chưa có các biện pháp hỗ trợ. Bên cạnh đó, việc kiểm sốt quy mơ và cơ cấu danh mục tín dụng cũng chưa chủ động, chủ yếu căn cứ trên nhu cầu tín dụng của khách hàng,

khả năng nguồn vốn ngân hàng và các qui định chung của NHNN.

¾ Chưa quy định rõ trách nhiệm của Bộ phận định giá tài sản bảo đảm.

Việc định giá có thể được thực hiện từ cơng ty độc lập bên ngồi, bộ phận định giá riêng, cũng có thể chính cán bộ cho vay đảm nhiệm ln cơng việc định giá. Bộ

phận tín dụng xem xét mức cho vay dựa trên giá trị tài sản bảo đảm đã được định

nhưng chưa quy định rõ trách nhiệm liên đới của các đơn vị này. Do đó có thể dẫn đến sự thiếu khách quan hoặc thậm chí tiêu cực trong khâu định giá tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng.

Bên cạnh đó, việc định giá tài sản chỉ được thực hiện khi khách hàng có nhu

cầu vay và có thu phí tùy theo chính sách đối với khách hàng của mỗi Ngân hàng. Tuy nhiên, đối với những khoản vay hiện tại, các Ngân hàng thường có quy định tài sản

bảo đảm phải được tái định giá sau 12 tháng (đối với BĐS), 06 tháng (đối với máy

móc thiết bị), nhưng trên thực tế các đơn vị trong toàn hệ thống vẫn chưa thực hiện

đúng quy định này.

Theo nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu vốn của thị trường, vốn tự có của mỗi Ngân hàng cịn q thấp. Với tốc độ phát triển tín dụng hàng năm, trong đó nhu cầu tín dụng BĐS là rất lớn, nhưng vốn tự có và các nguồn dài hạn khác rất hạn chế. So với tổng dư nợ cung ứng cho thị trường, vốn trung dài hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Việc sử dụng nguồn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn sẽ dễ đưa Ngân hàng vào tình trạng mất thanh khoản nếu nguồn huy động có phát sinh khơng thuận lợi.

¾ Khả năng thu hút vốn chưa cao, chưa đóng vai trị là kênh thanh tốn và chưa thực hiện được chức năng lưu giữ, lưu thông tiền tệ cho nền kinh tế.

Việc ra đời ồ ạt của hệ thống các Ngân hàng trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạng lưới hầu như phủ khắc đất nước, nhưng hệ thống các Ngân hàng vẫn chưa đi vào lòng các tầng lớp nhân dân, chưa thật sự là kênh thanh tốn trong q trình giao dịch, vì vậy cũng chưa thể hồn tất vai trị cất giữ và lưu thơng tiền tệ cho nền kinh tế. Một lượng vốn lớn nằm ngoài hệ thống Ngân hàng trong khi các Ngân hàng khơng có nguồn sử dụng.

Kết luận chương 2.

Sự phát triển và những diễn biến trái chiều của thị trường BĐS tạo nên những cơn sóng khó lường. Thị trường BĐS phát triển đem lại nhiều lợi ích cho các thành phần kinh tế tham gia, trong đó, các Ngân hàng tài trợ vốn có cơ hội tăng trưởng thu nhập và lợi nhuận. Hoạt động cung ứng vốn cho nền kinh tế tăng trưởng cao, việc cấp hạn mức tài trợ vốn cho các thành phần kinh tế có nhu cầu tham gia các hoạt động giao dịch BĐS thuận tiện và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, khi thị trường biến động trái

chiều, tác động tiêu cực xuất hiện, các nguồn vốn khan hiếm hơn, thị trường BĐS rơi vào tình trạng đóng băng cùng với các chính sách kiềm chế lạm phát của Nhà nước, những khoản tín dụng “dưới chuẩn” đều phát sinh vấn đề và những hệ lụy phát sinh là

đều không tránh khỏi.

Mỗi Ngân hàng, trong quá trình hoạt động ln có những chính sách với những qui định, qui trình cụ thể hóa các cơng việc cho tất cả các phịng ban trong tồn hệ

hầu hết các chính sách đều mở rộng, qui định ít ràng buộc và qui trình đã bỏ qua nhiều khâu thực hiện. Khi thị trường phát triển trái chiều, với những biến động tiêu cực,

những hậu quả xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan của các chủ thể tham gia trong q trình giao dịch BĐS và tín dụng đều phải đối mặt với những khó khăn, và để giải

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)