Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý kênh phân phối tại chi nhánh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý kênh phân phối tại Chi nhánh Công ty cổ phần thương mại Bia Sài Gòn Đông Bắc tại Phú Thọ (Trang 33 - 35)

của doanh nghiệp

1.2.5.1. Các nhân tố thuộc chi nhánh của doanh nghiệp

- Trình độ nguồn nhân lực: đây là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới công tác quản trị kênh phân phối của doanh nghiệp. Con người chính là chủ thể thực hiện tổ chức các hoạt động quản trị kênh phân phối. Do đó, nguồn nhân lực phải có trình độ đào tạo tốt, phải có kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý tốt thì hiệu quả quản trị kênh phân phối cao và ngược lại.

- Khả năng cơ sở vật chất của doanh nghiệp: cơ sở vật chất mà chủ yếu là hạ tầng công nghệ là trợ thủ đắc lực cho công tác quản trị kênh phân phối.

- Năng lực tài chính: để quản trị kênh phân phối hiệu quả, doanh nghiệp cần bố trí nguồn lực tài chính tương ứng. Với nguồn lực tài chính dồi dào, chi nhánh doanh nghiệp có thể tổ chức mạng lưới phân phối đa dạng và phong phú, thực thi các chính sách quản lý kênh phân phối hiệu quả hơn.

- Chính sách kênh phân phối của doanh nghiệp: chi nhánh doanh nghiệp là đợc vị kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp nên công tác quản lý kênh phân phối của chi nhánh phải phụ thuộc, tuân thủ đúng các quy định chung của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy định rõ ràng, hợp lý, có sự phân cấp, phân quyền càng lớn cho chi nhánh thì cơng tác quản lý kênh phân phối của chi nhánh doanh nghiệp càng có điều kiện thực hiện thuận lợi.

- Môi trường kinh tế

Các yếu tố của môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả mọi thành viên trong kênh cũng như hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Kinh tế là nhân tố mơi trường có ảnh hưởng đến quản trị kênh phân phối hàng hoá. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị kênh phân phối như lạm phát, suy thoái kinh tế, sự thiếu hụt hàng hoá….làm thay đổi hành vi mua của khách hàng trong việc tiêu dùng sản phẩm của cơng ty, tiêu dùng ít hay khơng tiêu dùng sản phẩm. Điều này khiến cho kênh phân phối thay đổi, nó địi hỏi kênh phân phối cần được thiết kế và lựa chọn đáp ứng được các yêu cầu từ phía thành viên kênh cũng như yêu cầu của khách hàng.

- Môi trường kĩ thuật, công nghệ

Sự phát triển của công nghệ: Telemarketing, teleshopping, computershopping, tính tiền điện tử, quản lý hàng tồn kho bằng máy tính... khiến cho hoạt động của kênh phân phối được nhanh chóng hiệu quả hơn. Cùng với đó là tổ chức và quản lý hệ thống được tiến hành trên hệ thống mạng máy tính do vậy mà thơng tin thu được nhanh chóng kịp thời, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi, kể cả khi khách hàng không cấn đến địa chỉ mua hàng chỉ cần ở nhà vào máy vi tính kích hoạt sản phẩm cần mua là đã có hàng ngay trong thời gian ngắn.

Những ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khác như máy tính bán hàng, máy tính phân tích bán hàng, máy tính phân tích khách hàng, máy phân tích đặc điểm của các sản phẩm cạnh tranh, tính tốn chi phí, thanh tốn định kỳ... sẽ giúp cho nhà quản

trị kênh xử lý được nhanh chóng những vấn đề phát sinh trong dịng chảy kênh, để kịp thời điều chỉnh kênh hợp lý.

- Môi trường pháp luật

Môi trường pháp luật chi phối trực tiếp đến các hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp và tác động mạnh đến các cấu trúc kênh phân phối. Nhiều điều luật của chính phủ, của chính quyên địa phương, kể cả các điều luật quốc tế và của ngành đều ảnh hưởng đến các cấu trúc kênh phân phối. Các điều luật được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý cho các thành viên kênh (các doanh nghiệp thương mại, nhà bán buôn, bán lẻ) hoạt động đạt hiệu quả, tuy nhiên chính các điều luật này cũng nhằm mục đích hạn chế các hành vi đặc quyền, buôn lậu, trốn thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Mơi trường dân số - văn hố

Sự thay đổi của dân số, sự thay đổi của cấu trúc gia đình và hộ gia đình ở các khu vực thị trường khác nhau và làm thay đổi cấu trúc kênh. Mơi trường văn hố, xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó có ảnh hưởng việc xác định cấu trúc kênh phân phối để phù hợp với hành vi, tập quán mua sắm.

- Đối thủ cạnh tranh: Sự hiểu biết về các đối thủ canh tranh là quan trọng cho một công ty khi ra quyết định quản trị kênh phân phối. Các đối thủ cạnh tranh xác định bản chất và mức độ cạnh tranh trong kinh doanh, sử dụng những thủ đoạn để giữ vững và tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường.

- Khách hàng: Sự trung thành của khách hàng được tạo dựng bởi sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn cả khách hàng ngày một tốt hơn. Một vấn đề khác của khách hàng là họ có khả năng chi trả cho những nhu cầu và mong muốn của mình. Dựa trên các yếu tố này của khách hàng mà kênh thiết kế ra cần đáp ứng được mức chi phí tối thiểu phù hợp với khách hàng trong hoạt động mua sắm hàng hoá và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý kênh phân phối tại Chi nhánh Công ty cổ phần thương mại Bia Sài Gòn Đông Bắc tại Phú Thọ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w