7. Kết cấu luận văn
3.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Phát triển Việt Nam
BIDV phấn đấu trở thành một trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu khu vực Đơng Nam Á vào năm 2020. Trong đó, chú trọng đến 3 khâu đột phá chiến lược là:
- Hồn thiện mơ hình tổ chức chun nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt để phát triển ổn định và bền vững.
- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.
Xây dựng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành tập đồn tài chính - ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng dựa trên 4 trụ cột chính là ngân hàng - bảo hiểm - kinh doanh chứng khoán - đầu tư tài chính, hoạt động theo thơng lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trong giai đoạn 2014 - 2015, BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên là: (1) Xây dựng và hoàn thiện mơ hình tổ chức, quản trị, tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành tập đồn tài chính - ngân hàng hàng đầu Việt Nam; (2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững; (3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng
của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; (4) Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam; (5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ; (6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động; (7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động; (8) Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế; (9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; (10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, tiếp tục xây dựng văn hoá doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Xác định huy động vốn tiền gửi là nhiệm vụ cấp bách, phải được quan tâm đặc biệt, có ý nghĩa quyết định trong việc hồn thành kế hoạch kinh doanh và đảm bảo an toàn thanh khoản. Xây dựng nền tảng khách hàng ổn định, vững mạnh, nhanh chóng chiếm lĩnh, mở rộng thị phần huy động vốn thông qua việc cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế để cung cấp dịch vụ huy động vốn theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Đẩy mạnh huy động vốn từ tất cả các đối tượng khách hàng. Đối với huy động vốn dân cư phải bám sát diễn biến lãi suất thị trường và động thái của các ngân hàng thương mại khác để chỉ đạo tăng cường huy động vốn dân cư, phát triển các sản phẩm huy động vốn đa dạng, hấp dẫn, gia tăng tiện ích của sản phẩm. Đối với huy động vốn doanh nghiệp phải làm việc với các khách hàng lớn, các tập đồn, tổng cơng ty để gia tăng khách hàng và nguồn tiền gửi, kiên quyết yêu cầu khách hàng vay thực hiện cam kết duy trì số dư tiền gửi, chuyển doanh thu, sử dụng dịch vụ của BIDV, duy trì quan hệ với khách hàng tiền gửi truyền thống, tiếp tục tăng cường mở rộng hợp tác với các khách hàng mới như công ty bảo hiểm, quản lý quỹ,
đầu mối phối hợp với các ban liên quan để phát triển sản phẩm đặc thù đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tập trung vào huy động vốn VNĐ, huy động từ dân cư. Duy trì nguồn vốn ngoại tệ, tiếp tục phát huy thế mạnh trong quan hệ đối ngoại để huy động vốn từ thị trường quốc tế. Nghiên cứu và đưa vào áp dụng các sản phẩm liên kết, bán chéo, các sản phẩm huy động vốn gắn liền với vốn cho vay với cam kết cam kết duy trì số dư tiền gửi. Triển khai các sản phẩm huy động vốn cá nhân, các sản phẩm huy động vốn trung dài hạn để tranh thủ huy động nguồn vốn dài hạn, các sản phẩm đặc trưng trên nền tảng công nghệ cao. Phát triển các sản phẩm huy động vốn đặc thù, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng để gia tăng tính cạnh tranh của BIDV trong thu hút tiền gửi.
Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện phong cách, thái độ phục vụ, thời gian xử lý giao dịch cho khách hàng. Thực hiện các biện pháp để duy trì ổn định nguồn vốn, khách hàng. Chủ động và tích cực làm việc với khách hàng truyền thống, khách hàng lớn tiềm năng, khách hàng mới, kịp thời nắm bắt luồng tiền để lường đón nhu cầu chi trả và khơng ngừng gia tăng tiền gửi.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, đối ngoại, tái định vị thương hiệu và các sự kiện nội bộ. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá các hoạt động, sản phẩm dịch vụ nhằm đưa hình ảnh của BIDV trở nên thân thuộc với công chúng. Tăng cường quan hệ cổ đơng, cơng tác đối ngoại. Tiếp tục chuẩn hóa và phát triển thương hiệu BIDV và triển khai trên toàn hệ thống nhằm thống nhất hình ảnh và nâng cao uy tín BIDV.
Tăng cường cơng tác rà sốt và đánh giá rủi ro tại các đơn vị, bám sát tình hình biến động trên thị trường để đưa ra những phân tích, dự báo về rủi ro thị trường, thanh khoản… Củng cố quản trị hệ thống, tăng cường công tác quản trị rủi ro, công tác kiểm tra, giám sát. Chủ trương chung của công tác chỉ đạo, điều hành là chủ động, chuyên nghiệp và kỷ cương. Ở cấp Hội sở chính tiếp tục nâng cao chức năng định hướng, quản trị hệ thống, bám sát tình hình thị trường, các chỉ đạo điều hành của chính phủ và NHNN để đưa ra các quyết định chỉ đạo kịp thời. Ở cấp Chi nhánh, cơng ty thường xun cập nhật tình hình thực tế, hệ thống hóa các chỉ đạo
của Hội sở chính, kiến nghị Hội sở chính về các chính sách về quản lý cũng như tình hình cạnh tranh trên địa bàn.