Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Tổng tài sản 296.432 366.268 405.755 484.785 548.386 Vốn huy động 203.298 251.924 244.838 331.116 372.156 Dư nợ cho vay 206,402 254.192 293.937 339.924 391.035 Vốn chủ sở hữu 17.639 24.220 24.390 26.494 32.040 Lợi nhuận trước thuế 3.605 4.626 4.220 4.325 5.290
Lợi nhuận thuần 2.818 3.758 3.209 3.265 4.051
ROA 1,04% 1,13% 0,83% 0,74% 0,78%
ROE 18,11% 17,96% 13,16% 12,9% 13,8%
Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2009- 2013 Đvt: tỷ lệ % Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Tổng tài sản 23,56 10,78 19,48 13,12 Vốn huy động 23,92 -2,81 35,24 12,39
Dư nợ cho vay 23,15 15,64 15,65 15,04
Vốn chủ sở hữu 37,31 0,7 8,63 18,89
Lợi nhuận trước thuế 28,32 -8,78 2,49 22,31
Lợi nhuận thuần 33,36 -14,61 1,75 24,07
( Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm tốn của BIDV)
Quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV có sự ổn định và tăng trưởng qua các năm. Cụ thể như sau:
Tổng tài sản tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng cao nhất là năm 2010 đạt 23,56%. Tổng tài sản năm 2012 đạt 484.785 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng cao 19,48% so với năm 2011. Năm 2013 tổng tài sản đạt 548.386 tỷ đồng, giữ vị trí thứ ba về quy mô tổng tài sản trên thị trường. Mức tăng tổng tài sản giai đoạn từ năm 2009-2013 đạt trung bình khoảng 16,74%.
Trong giai đoạn 2009- 2013, tổng vốn huy động của BIDV ln có sự tăng trưởng đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo an toàn thanh khoản toàn hệ thống. Riêng năm 2011 tốc độ tăng trưởng giảm so với năm 2010, điều này cũng phù hợp với thực tế trong suốt năm 2011 đã có những bất ổn kinh tế đặc biệt diễn ra và sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng, hoạt động huy động vốn của BIDV cũng nằm trong tình trạng chung của tồn ngành ngân hàng là đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.
Dư nợ cho vay tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trung bình giai đoạn từ năm 2009- 2013 là 17,37%. Dư nợ cho vay đến 31/12/2013 là 391.035 tỷ đồng, tăng 15,04% so với năm 2012 và mức tăng trưởng này nằm trong giới hạn cho phép của NHNN, gắn với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng theo đúng mục tiêu nợ xấu dưới 3%.
Vốn chủ sở hữu cũng có sự tăng trưởng đáng kể và tăng trung bình 16,38% trong giai đoạn từ năm 2009- 2013. Đến năm 2013 đạt 32.040 tỷ đồng, tăng 18,89% so với năm 2012 và đứng thứ ba về quy mơ vốn chủ sở hữu trong tồn hệ thống ngân hàng.
Mức tăng lợi nhuận trước thuế giai đoạn từ năm 2009-2013 đạt trung bình khoảng 11,06%. Lợi nhuận trước thuế có sự gia tăng trong các năm, đặc biệt trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng đạt 28,32%, tương đương lợi nhuận năm 2010 đạt 4.626 tỷ đồng. Riêng năm 2011 tốc độ tăng trưởng giảm 8.78% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế, thị trường có nhiều biến động, khó khăn. Năm 2013 lợi nhuận đạt 5.290 tỷ đồng. ROA, ROE có sự tăng trưởng qua các năm, đến 31/12/2013 đạt lần lượt là 0,78% và 13,8%.
2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trong giai đoạn 2009- 2013, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong nước gây ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng. Việc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng khiến nguồn cung tiền ra thị trường bị hạn chế, mặt khác động thái giảm dần trần lãi suất huy động của NHNN khiến các ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi. Trước các biến động về giá huy động vốn trên thị trường, BIDV cũng nằm trong tình trạng chung của toàn ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Mặc dù vậy, với việc xác định huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm, BIDV vẫn giữ được quy mô nguồn vốn huy động ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN.
Hiện tại BIDV là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm nội tệ và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Các sản phẩm huy động vốn của BIDV rất linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương thức nhận lãi, gốc; các loại chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu với lãi suất ưu đãi kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đồng thời chính sách
huy động vốn của BIDV không chỉ hướng tới các khách hàng bán buôn truyền thống là các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà cịn khơng ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn tới các khách hàng bán lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bảng 2.5 Tổng tiền gởi từ khách hàng của BIDV giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Tiền gởi từ khách hàng 187.280 244.701 240.508 303.060 338.902 Tỷ lệ tăng trưởng so với
năm trước 30.66% -1.71% 26.01% 11,83%
( Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm tốn của BIDV)
Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng của BIDV tăng trưởng đều qua các năm. Mức tăng trưởng huy động vốn năm 2010 cao nhất, đạt 30.66% do năm 2010 BIDV nói riêng và các ngân hàng khác nói chung đều đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư. Riêng năm 2011 tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 240.508 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng giảm 1.71% so với năm 2010, đây cũng là xu thế chung của toàn ngành ngân hàng trong năm 2011, từ 1/2011 đến cuối tháng 10/2011, huy động vốn toàn ngành ngân hàng chỉ tăng mỗi tháng bình quân 0,84%, trong khi tỷ lệ này của năm 2010 là 3,1% theo Báo cáo của NHNN. Năm 2012 với nỗ lực gia tăng nguồn vốn thông qua các biện pháp marketing, chiến lược sản phẩm và khách hàng phù hợp của BIDV, năm 2012 tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động khá tốt, đạt 303.060 tỷ, tăng 26,01% so với cuối năm 2011 cao hơn so với tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống. Đến cuối năm 2013, huy động vốn từ khách hàng tăng trưởng 11,83%, đạt 338.902 tỷ đồng.
Để đạt được sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, BIDV đã đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh huy động vốn với các biện pháp cụ thể như:
- Ban hành cơ chế động lực khuyến khích phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng khách hàng.
- Thiết kế và triển khai các sản phẩm mới tương đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải thưởng…
- Đổi mới cơ chế điều hành vốn nội bộ tiệm cần dần với thông lệ chung, phù hợp với điều kiện kinh doanh.
Bảng 2.6 Cơ cấu tiền gửi khách hàng của BIDV giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: tỷ đồng TT Khoản mục 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tiền gửi khách hàng 187.280 244.701 240.508 303.060 338.902 1 Phân theo khách hàng Dân cư 74.238 100.376 128.792 179.139 195.783 Tổ chức kinh tế 89.801 120.515 82.302 88.433 105.060 Đối tượng khác 23.241 23.809 29.414 35.519 38.059 2 Phân theo kỳ hạn Không kỳ hạn 49.255 49.992 38.866 53.248 62.333 Có kỳ hạn 134.711 192.164 196.784 246.964 274.522 Tiền gửi vốn chuyên dụng 3.315 2.545 3.872 2.849 2.047
3 Phân theo loại tiền
VND 150.049 204.937 207.318 276.512 308.401
Ngoại tệ 37.231 39.103 33.190 26.548 30.501
( Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm tốn của BIDV)
Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng: Cơ cấu HĐV của BIDV tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng tiền gửi nhóm khách hàng dân cư tăng mạnh cả về khối lượng và tỷ trọng theo đúng định hướng của BIDV góp phần chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, tăng tính ổn định của nguồn vốn, khối khách hàng tổ chức cũng đạt được sự tăng trưởng về khối lượng nhưng giảm dần về tỷ trọng trên tổng huy động vốn do các doanh nghiệp có xu hướng tận dụng nguồn tiền mặt nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tiền gửi dân cư: Đầu năm 2009 tiền gửi dân cư đạt 74.238 tỷ đồng, đến cuối năm 2013, tiền gửi dân cư đạt 195.783 tỷ đồng, tăng mạnh 9,29% so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng 57,77% trên tổng huy động vốn.
+ Tiền gửi tổ chức kinh tế: Tiền gửi tổ chức kinh tế trong giai đoạn 2009- 2013 có nhiều biến động, năm 2009 tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 89.801 tỷ đồng,
năm 2010 tiền gửi tổ chức kinh tế tăng lên 120.515 tỷ đồng, đến năm 2011 tỷ lệ tiền gửi tổ chức kinh tế đã giảm đáng kể, chỉ đạt 82.302 tỷ đồng, năm 2012 tỷ lệ tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 88.433 tỷ đồng, tăng 6.131 tỷ đồng so với cuối năm 2011. Cuối năm 2013, đạt 105.060 tỷ đồng, duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định hàng năm.
Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn: Chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn, năm 2009 chiếm tỷ trọng 71,93 % đến năm 2013 đã tăng lên 81%. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm dần qua các năm, từ 26,3% vào năm 2009 giảm còn 18,39% vào năm 2013.
Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ: Tỷ trọng tiền gửi nội tệ gia tăng qua các năm, năm 2009 chiếm 80,12% đến năm 2013 chiếm 91% tổng giá trị tiền gửi của khách hàng. Trong khi tiền gửi ngoại tệ giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng, năm 2009 tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ đạt 19,88%, đến năm 2013 chỉ còn 9% do thực hiện chính sách chống đơ la hóa của NHNN như duy trì lãi suất tiền gửi USD thấp, chính sách kết hối… và chênh lệch lãi suất VND/USD ở mức cao, tăng tính hấp dẫn nếu nắm giữ đồng nội tệ.
Bảng 2.7 Cơ cấu phát hành giấy tờ có giá tại BIDV giai đoạn 2009- 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Chứng chỉ tiền gởi 12561,6 2720,5 277,7 20471,8 22520,6 Kỳ phiếu 5,0 1,5 1,3 0,9 0,9 Trái phiếu 3451,4 4501 4051 3030,3 3030,5 Tổng 16018 7223 4330 23503 25552
( Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm tốn của BIDV) Nguồn vốn huy động của BIDV qua các năm có sự tăng trưởng vững vàng là cơ sở để BIDV triển khai các kế hoạch kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng, tập trung cho vay phát triển các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn theo định hướng của NHNN và chính phủ.
Thị phần huy động vốn: BIDV là một trong số những ngân hàng giữ vị trí chủ đạo và có thị phần lớn trên thị trường. Trong nhiều năm liền, BIDV ln duy trì
và nâng cao được thị phần ở các mảng hoạt động kinh doanh truyền thống, mở rộng thị phần trong các lĩnh vực dịch vụ mới. Có được kết quả đó là nhờ BIDV đã áp dụng đồng bộ các biện pháp huy động vốn đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ và tuân thủ đúng quy định của NHNN. Các chiến lược huy động vốn của BIDV như sau:
- Đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tăng dần tỷ trọng tiền gửi dân cư và đa dạng hoá khách hàng tổ chức, giảm dần tỷ trọng tiền gửi tập trung vào các khách hàng lớn, tăng dần độ ổn định của nguồn vốn huy động.
- Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường, tuân thủ quy định của NHNN theo từng thời kỳ.
- Phát triển các sản phẩm huy động đa dạng, linh hoạt về thời gian, lãi suất đáp ứng nhu cầu theo từng đối tượng khách hàng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp trên cơ sở phân tích nhu cầu và quy mơ của thị trường, phối hợp với các bộ phận khác phát triển sản phẩm thẻ, dịch vụ tăng cường khả năng huy động vốn.
- Tích cực hồn thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ theo hướng chuẩn hố, tăng tiện ích, đa dạng theo ngành nghề và địa bàn kinh doanh của khách hàng gắn với Quản trị rủi ro. Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh vốn trên thị trường.
Bảng 2.8 Thị phần huy động vốn của BIDV trong hệ thống NHTM giai đoạn 2009-2013 Đơn vị tính: tỷ lệ % TT Hệ thống NHTM 2009 2010 2011 2012 2013 1 BIDV 12,40 11,74 10,54 9,29 10,07 2 NHTMNN và NHCSXH 36,66 36,96 36,26 33,11 32,66 3
Khối NHTMCP, phi NH, Quỹ
TD 40,24 40,8 42,8 46,6 46,6
4 Khối Chi nhánh NHNN và LD 10,7 10,5 10,4 11 10,67
5 Tổng 100 100 100 100 100
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.3.1 Năng lực cạnh tranh về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.3.1.1 Biểu phí và lãi suất huy động vốn tiền gửi
Thực tế biểu phí, lãi suất huy động vốn chỉ mang tính tương đối và thời điểm nên rất khó đánh giá, tuy nhiên nhìn chung biểu phí, lãi suất của BIDV trong hoạt động huy động vốn thấp hơn so với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó việc thực hiện đúng các chỉ đạo của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VNĐ và USD nên nhìn chung lãi suất của BIDV vẫn chưa cạnh tranh lắm. Để nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh, BIDV đã xây dựng hệ thống biểu phí dựa trên các nguyên tắc:
- Phí GD thực hiện trên tài khoản thấp hơn phí GD thực hiện bằng tiền mặt. - Phí đối với các GD trong hệ thống thấp hơn phí đối với các GD ngồi hệ thống.
- Phí đối với các GD trong cùng địa bàn thấp hơn phí GD ngồi địa bàn. Ngồi ra, BIDV thường xuyên áp dụng các chính sách ưu đãi về giá dành cho các khách hàng cá nhân và tổ chức để nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều kiện để áp dụng các chính sách ưu đãi của BIDV tương đối thơng thống, dựa trên một số điều kiện như:
- KH sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hoặc sử dụng thường xuyên các dịch vụ hoặc khách hàng có lượng giao dịch thanh tốn nhiều, thường xuyên
- KH mới, được đánh giá là có tiềm năng mở rộng quan hệ hợp tác với BIDV.
- KH có số dư tiền gửi lớn hay thường xuyên.
- KH sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hoặc sử dụng thường xuyên các dịch vụ.
- KH là các đơn vị có ký cam kết hợp tác BIDV hoặc BIDV có chính sách thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
2.3.1.2 Sản phẩm và dịch vụ
Việc đa dạng hóa và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thường xuyên và liên tục. Các sản phẩm của BIDV luôn dựa trên nền tảng cơng nghệ tiên tiến, có độ an tồn và bảo mật cao. Do các sản phẩm ngân hàng truyền thống gần như khơng có gì khác biệt lắm giữa các ngân hàng nên các ngân hàng ngày càng phát triển ở lĩnh vực dịch vụ. Các ngân hàng ngày càng đưa ra nhiều dịch vụ ngân hàng để chất lượng phục vụ được nâng cao, khách hàng ngày càng cảm thấy hài lòng khi giao dịch với các ngân hàng.
Để thu hút được khách hàng tổ chức và dân cư, BIDV đã cung cấp một hệ thống các nhóm sản phẩm về huy động vốn và các sản phẩm hỗ trợ cho huy động vốn khá đầy đủ và chất lượng như:
- Nhóm sản phẩm tiền gửi- tiết kiệm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thặng