Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA NHTM

2.2 Thực trạng phát triển DVNHBL tại Vietinbank

2.2.2.3 Hoạt động tín dụng

Bảng 2.8- Dư nợ cho vay nền kinh tế của VietinBank giai đoạn 2006-2010

(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank năm 2006-2010)

Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh qua các năm trong đó đáng kể là năm 2007: tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 22 nghìn tỷ đồng tương đương 27.5% so với năm 2006; năm 2009 dư nợ cho vay đạt 163.2 nghìn tỷ đồng tăng 42.4 nghìn tỷ đồng so với năm 2008, tương đương 35.13%. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2010 đạt 234 nghìn tỷ đồng, tăng 43,5% so với đầu năm. Tổng dư nợ cho vay đối với các khách hàng mới có quan hệ tín dụng trong năm 2010 đạt 34,2 nghìn tỷ đồng.

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Cho vay nền kinh tế (tỷ VND) 80,152.33 102,191.00 120,752.00 163,170.00 234,204.00

Tăng (tỷ VND) 5,520.06 22,038.66 18,561.00 42,418.00 71,034.00

42

Hoạt động tín dụng của VietinBank được phát triển trên cơ sở cân đối hợp lý giữa mục tiêu tăng trưởng và quản lý rủi ro. Cơ cấu danh mục đầu tư được duy trì hài hịa, ưu tiên các ngành kinh tế trọng điểm, nhiều tiềm năng phát triển của đất nước, tuân thủ các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước và Chính phủ. Trong cơ cấu dư nợ, VietinBank luôn ưu tiên đầu tư vào các ngành kinh tế then chốt, mang tính ổn định cao như cơng nghiệp chế biến và thương nghiệp, chiếm tỷ lệ lần lượt là 26% và 21%, theo sau đó là các ngành như xây dựng, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Trong chính sách tín dụng, VietinBank hạn chế tối đa việc cho vay các ngành mang nặng tính đầu cơ, tiềm ẩn rủi ro cao như kinh doanh bất động sản và chứng khoán…Cơ cấu khách hàng được phân bổ đa dạng, rộng khắp theo các thành phần kinh tế, đảm bảo phát triển mang tính ổn định cao cho ngân hàng. Với mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cao qua các năm nhưng VietinBank vẫn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý: Tỷ lệ nợ xấu năm 2008 là 1,09%, năm 2009 còn 0,61% (thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại), năm 2010 nợ xấu ở mức 0,66%.

Dư nợ tín dụng phân theo cơ cấu khách hàng: Hoạt động tín dụng của VietinBank tăng trưởng mạnh qua các năm trong đó dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỉ trọng đáng kể từ 80% trở lên. Hoạt động cho vay cá nhân và hộ gia đình mặc dù cịn chiếm tỉ trọng thấp (trung bình khoảng 19%) nhưng xét về giá trị các khoản vay thì tăng trưởng cũng khá nhanh qua các năm.

0.00 50,000.00 100,000.00 150,000.00 200,000.00 250,000.00 2006 2007 2008 2009 2010 Cá nhân, hộ gia đình Tổ chức kinh tế ( Đơn vị tính : tỷ đồng )

43

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu dư nợ năm 2010

( Nguồn : trích từ Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2010 )

Theo số liệu thống kê 31/12/2009 của VietinBank, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm khoảng 21,14% trong tổng dư nợ. Nếu trong giai đoạn này, đây chưa phải lĩnh vực kinh doanh trọng tâm trong chiến lược tín dụng của VietinBank thì sang năm 2010 sau khi chuyển đổi mơ hình hoạt động thì cho vay khách hàng cá nhân được xác định là lĩnh vực kinh doanh ít chịu biến động của các yếu tố kinh tế, chính trị và không gặp nhiều rủi ro. Vì vậy năm 2010 dư nợ cho vay cá nhân đạt 45,3 nghìn tỷ đồng tăng gấp 1.3 lần so với năm 2009.

Xét về mặt tăng trưởng giá trị, trong giai đoạn vừa qua giá trị các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng khá nhanh nhưng trong đó tăng nhanh nhất là hai năm 2009 và 2010. Năm 2009, cho vay ngắn hạn tăng hơn 23 nghìn tỷ đồng- tương đương 33.15% so với năm 2008; cho vay trung và dài hạn tăng 19,1 nghìn tỷ đồng tương đương 37.8%. Sang năm 2010, giá trị các khoản vay ngắn hạn tăng vọt 51.41% tương đương 48 nghìn tỷ đồng so với nắm 2009; còn giá trị các khoản vay dài hạn tăng gần 33% tương đương 23 nghìn tỷ đồng.

Năm 2010, VietinBank đã đánh dấu quá trình chuyển đổi mơ hình kinh doanh truyền thống sang mơ hình mới hiện đại bao gồm khối bán lẻ, bán buôn, hoạt động

44

kinh doanh chuyên nghiệp theo từng nhóm khách hàng. Ngoài các sản phẩm cho vay truyền thống VietinBank còn đưa ra các sản phẩm mới như: cho vay chi phí du học; cho vay chứng minh tài chính; cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; cho vay kinh doanh tại chợ; cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên; cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dư tài khoản sổ thẻ tiết kiệm, GTCG; cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán. Đối với doanh nghiệp Vietinbank cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển, Ngoài ra từ năm 2009, VietinBank triển khai sản phẩm mới “Khách hàng quyết định lãi suất” dành riêng cho các khách hàng là Doanh nghiệp xuất khẩu. Sản phẩm được triển khai nhằm hỗ trợ, tạo những ưu đãi lớn nhất đối với khách hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vay vốn lưu động của khách hàng trong thời gian tối đa là 04 tháng. Với sản phẩm này, khách hàng có thể chủ động quyết định mức lãi suất áp dụng cho khoản vay VNĐ ngắn hạn đồng thời có thể bán ngoại tệ kỳ hạn cho VietinBank với tỷ giá cao hơn tỷ giá giao ngay. Do đó, dư nợ cho vay năm 2010 đối với khách hàng cá nhân đạt 45,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2009. Để tăng thị phần cho vay khách hàng cá nhân, Vietinbank cũng nên giảm các thủ tục, giấy tờ liên quan, thay đổi môi trường làm việc…nhằm tạo sự nhanh chóng, thuận lợi cho khách hàng. Đồng thời, Ngân hàng nên củng cố các kênh phân phối hiện có đạt hiêu quả, mở rộng kênh phân phối mới để chủ động tìm kiếm khách hàng bằng cách hình thành bộ phận tín dụng bán lẻ, tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Bên cạnh các yếu tố về sản phẩm, kênh phân phối chúng ta cần thay đổi quan niệm của cán bộ tín dụng, trong cuộc cạnh tranh tăng thị phần gay gắt đòi hỏi chúng ta phải chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để có thể tiếp thị tốt tất cả các sản phẩm hiện có. Bởi vì, ngồi việc tăng dư nợ cho vay, chúng ta cũng cần tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.

45

Bảng 2.9 : Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng

( Nguồn : trích từ Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2010 )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)