Sự cần thiết phát triển dịch vụ phi tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 31)

Phát triển DV phi tín dụng ngày càng đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại vì:

1.2.4.1 Dịch vụ phi tín dụng giúp ngân hàng đa dạng hóa dịch vụ, tạo cơ hội mở rộng nền khách hàng

Dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, từ sự thay đổi công nghệ, quá trình mở rộng danh mục các DV phi tín dụng đã tăng tốc trong những năm gần đây ở các NH.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam cịn nhiều khó khăn, tín dụng có tốc độ tăng trưởng thấp, chính sách tiền tệ tiếp tục được định hướng chặt chẽ, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong quá trình hội nhập, thì việc phát triển thêm các dịch vụ mới là việc quan trọng đối với các NH vì nếu các NHTM chỉ tập trung vào các hoạt động huy động vốn và cho vay mà không phát triển các DV phi tín dụng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì nguy cơ bị mất thị phần và gia tăng rủi ro là rất lớn. Việc mở rộng thêm các dịch vụ phi tín dụng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp đến khách hàng, từ đó khơng chỉ đáp ứng được tối đa nhu cầu, củng cố mối quan hệ với các khách hàng truyền thống mà còn giúp NH thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng mới, mở rộng nền khách hàng của mình tạo thêm cơ hội giúp NH mở rộng thị phần.

1.2.4.2 Phát triển các dịch vụ phi tín dụng là giải pháp giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh

Để có thể phát triển dịch vụ phi tín dụng thì cơng nghệ thơng tin đóng vai trị ngày càng quan trọng đối với hoạt động này của ngân hàng. Chính những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại là tiền đề cho sự phát triển đa dạng các loại hình DV phi tín dụng như: máy rút tiền tự động ATM, dịch vụ ngân hàng điện tử. Việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong DVNH đã cung cấp ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng, tăng cường khả năng phục vụ khách hàng cũng như giảm được mức phí giao dịch và giảm khối lượng cơng việc cho đội ngũ nhân viên.

Do đó, từ việc củng cố mối quan hệ và mở rộng nền khách hàng, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào việc phát triển đa dạng các dịch vụ phi tín dụng sẽ tạo điều kiện giúp các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, danh tiếng cũng như uy tín của mình. Với sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay

thì năng lực tài chính mạnh, danh tiếng, uy tín và thị phần là những yếu tố giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh và phát triển một cách bền vững.

1.2.4.3 Tạo điều kiện thúc đẩy các nghiệp vụ của ngân hàng cùng phát triển

Sự đa dạng của dịch vụ ngân hàng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các nghiệp vụ của ngân hàng cùng phát triển. Giữa các nghiệp vụ của NHTM đều có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại tạo thành một thể thống nhất và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Huy động vốn tạo điều kiện cho việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng và phát triển các DV phi tín dụng; ngược lại các DV phi tín dụng phát triển cũng sẽ thu hút được thêm khách hàng và nguồn tiền nhàn rỗi từ đó gia tăng được nguồn vốn huy động tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng.

1.2.4.4 Tạo điều kiện giúp các ngân hàng phân tán rủi ro

DV phi tín dụng được xếp vào lĩnh vực kinh doanh tương đối an tồn có rủi ro thấp hơn nhiều so với hoạt động tín dụng và mang lại nguồn thu ổn định cho NH.

Khi nguồn thu của các NHTM còn dựa chủ yếu từ cho vay thì hoạt động NH cịn có độ an tồn thấp bởi cho vay là một lĩnh vực luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.Vì vậy, việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng bên cạnh hoạt động cho vay sẽ tạo điều kiện giúp các NH phân tán và giảm thiểu các rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng…

Do đó, trong bối cảnh hoạt động tín dụng hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt giữa các NH thì việc làm sao để đẩy mạnh các DV phi tín dụng là một trong những việc mà các NHTM Việt Nam cần hướng tới.

1.3 THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.3.1 Các khoản thu nhập của ngân hàng thƣơng mại

Thu nhập của NHTM là tổng số tiền thu được do các hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan mang lại trong một thời gian nhất định (năm, quý, tháng) một cách hợp pháp, hợp lệ.

Nguồn thu nhập của ngân hàng bao gồm: thu từ hoạt động kinh doanh và thu khác, trong đó thu nhập chính của ngân hàng vẫn là thu lãi từ tài sản sinh lời chủ

yếu từ các khoản cho vay, chứng khoán, tiền gửi hưởng lãi tại ngân hàng khác và các tài sản sinh lời khác.

1.3.1.1 Thu từ hoạt động kinh doanh

Thu từ hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm các khoản sau:

Thu từ hoạt động tín dụng: bao gồm thu lãi cho vay, thu từ nghiệp vụ cho

thuê tài chính và các khoản thu khác từ hoạt động tín dụng.

Thu lãi cho vay là số tiền lãi phát sinh từ hoạt động nghiệp vụ cho vay của

ngân hàng gồm thu lãi cho vay đối với các loại cho vay ngắn, trung, dài hạn, lãi cho vay chiết khấu giấy tờ có giá, lãi thấu chi tài khoản tiền gửi...

Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính: là khoản thu được từ việc cho thuê tài

chính các tài sản, gồm thu lãi và các khoản thu khác phát sinh trong thời gian cho thuê.

Thu khác từ hoạt động tín dụng: là các khoản thu khác từ hoạt động tín dụng

mang tính chất tương tự lãi ngoài các nội dung trên.

Thu từ lãi trên thị trƣờng tiền tệ: là số tiền lãi phải thu phát sinh từ tiền gửi

của Ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác trong và ngồi nước gồm tiền gửi thanh tốn, tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn.

Thu từ hoạt động đầu tƣ bao gồm:

Lãi chuyển nhượng vốn: là khoản chênh lệch giữa giá chuyển nhượng vốn lớn

hơn giá trị đầu tư vốn ban đầu.

Thu lãi góp vốn, mua cổ phần: là các khoản thu được từ việc góp vốn liên

doanh, liên kết, hùn vốn, mua cổ phần…

Thu từ kinh doanh chứng khoán: là phần chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá

mua chứng khoán.

Thu từ hoạt động đầu tư vào các đơn vị thành viên hạch toán độc lập.

Thu từ hoạt động dịch vụ: là toàn bộ tiền thu được từ cung ứng dịch vụ phát

khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại, trong đó:

Thu từ dịch vụ thanh toán: là khoản thu từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền

trong nước và quốc tế, và các dịch vụ thanh toán khác mà NH cung cấp cho khách hàng bao gồm:

 Thu từ dịch vụ thanh toán trong nước: các khoản phí phát sinh liên quan đến giao dịch tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, giao dịch tiền mặt như: phí chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi để thanh tốn. phí nộp/rút tiền mặt từ tài khoản, phí tra sốt, điều chỉnh, hủy lệnh chuyển tiền do lỗi của khách hàng, phí dịch vụ trả lương tự động,…..

 Thu từ dịch vụ thanh tốn quốc tế: phí chuyển tiền đi; phí chuyển tiền đến, phí tra sốt lệnh chuyển tiền, phí thanh tốn bộ chứng từ địi tiền theo LC, phí bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn, phí nhờ thu, các khoản điện phí, ….

Thu phí dịch vụ thẻ: là khoản thu phí trong việc phát hành, thanh toán thẻ và

sử dụng các dịch vụ của ngân hàng bằng thẻ ATM, thẻ tín dụng (Visa, Mastercard..) và thẻ khác bao gồm các loại phí: phí phát hành; phí thanh tốn thẻ (phí ứng/rút tiền mặt, phí chuyển tiền, phí yêu cầu phát hành sổ séc, phí chuyển đổi ngoại tệ thanh tốn thẻ Visa); thu phí dịch vụ sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng bao gồm: phí thường niên, phí kích hoạt thẻ, phí cấp lại số PIN, phí thay đổi tài khoản liên kết, phí đóng thẻ, phí xử ký khiếu nại, phí in sao kê tài khoản, phí kiểm tra số dư tài khoản,….

Thu từ dịch vụ ngân quỹ: bao gồm các khoản phí kiểm đếm tiền mặt theo yêu

cầu của khách hàng; phí kiểm đếm, thu chi tiền mặt ngồi trụ sở ngân hàng; phí nhận giữ tiền qua đêm; phí kiểm định tiền thật, tiền giả; phí thu đổi ngoại tệ; phí thu đổi tiền khơng đủ tiêu chuẩn lưu thơng; phí dịch vụ lưu giữ và bảo quản tài sản, phí cho thuê tủ két, hộp đựng tài sản do ngân hàng cung cấp cho khách hàng.

Thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử: khoản phí từ dịch vụ ngân hàng điện tử ngân

hàng cung cấp cho khách hàng.

Thu từ hoạt động bảo hiểm: là khoản thu từ việc làm đại lý cung cấp dịch vụ

bảo hiểm, thu thừ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Thu từ dịch vụ tư vấn: phí thu từ dịch vụ tư vấn mà ngân hàng cung cấp cho

khách hàng.

Thu phí nghiệp vụ uỷ thác, đại lý: là các khoản thu phí trong hoạt động ngân

hàng thực hiện dịch vụ của ngân hàng đại lý, nhận uỷ thác cho vay, cho vay ODA, ADB, uỷ thác quản lý tiền vay, uỷ thác cho vay theo các điều kiện của đơn vị uỷ thác...

Thu các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng: như các khoản phí

hoa hồng từ việc thực hiện dịch vụ; phí quản lý tài khoản (phí mở, đóng tài khoản, cung cấp sao kê tài khoản, sao lục chứng từ, phí xác nhận số dư tài khoản theo yêu cầu của chủ tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán).

Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng: là các khoản thu trực tiếp từ

hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng, giao dịch tài chính phái sinh bao gồm: số chênh lệch lãi giữa giá bán và giá mua ngoại tệ, vàng bạc; phí mua bán vàng bạc và ngoại tệ; lãi do đánh giá lại ngoại tệ và vàng; thu từ các giao dịch tài chính phái sinh như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dich quyền chọn, giao dịch tương lai.

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác như thu từ hoạt động mua bán nợ với các TCTD khác, thu từ cho thuê tài sản hoạt động....

1.3.1.2 Thu nhập khác

Các khoản thu khác của ngân hàng gồm những khoản thu sau:

 Thu từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định là toàn bộ số tiền thu được từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

 Thu về các khoản vốn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro như thu các khoản nợ gốc, nợ lãi đã xử lý…

Thu từ bán bản quyền.

 Thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.  Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.

 Thu từ các khoản ngân hàng đã hạch tốn vào chi phí các năm trước nhưng đến

nay không phải chi trả (các khoản dự trả nhưng khơng phải trả, chi phí được hồn lại..).

 Thu hồn nhập các khoản dự phịng đã trích chi phí năm tài chính trước  Các khoản thu khác.

Tóm lại, thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu đến từ hoạt động dịch vụ và nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng.

1.3.2 Sự cần thiết phải tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng 1.3.2.1 Thay đổi cơ cấu nguồn thu nhập của ngân hàng 1.3.2.1 Thay đổi cơ cấu nguồn thu nhập của ngân hàng

Nguồn thu chính của một NH là thu lãi từ tài sản sinh lời. Tiền lãi và phí tạo ra từ các khoản cho vay chiếm hầu hết các nguồn thu của ngân hàng (thường là 2/3) (Peter S.Rose, 2001). Tiếp sau các khoản thu từ cho vay là những nguồn quan trọng khác bao

gồm: thu nhập từ đầu tư chứng khoán, lãi thu được từ tiền gửi tại các NH và thu từ các tài sản sinh lời khác. Tầm quan trọng tương đối của mỗi khoản thu dao động từ năm này sang năm khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự dịch chuyển của lãi suất, cầu về vốn vay….

Mặc dù thu từ cho vay luôn chiếm đa số trong các nguồn thu nhưng tỷ trọng của khoản mục thu từ cho vay so với các nguồn thu ngoài lãi đang thay đổi rất nhanh cùng với q trình phát triển các DV thu phí. Gần đây, các ngân hàng đã hướng tới mục tiêu thu ngồi lãi, cịn gọi là thu từ phí và coi đây là nguồn thu quan trọng trong tương lai. Nguồn thu dựa chủ yếu vào các hoạt động dịch vụ được xem là xu hướng phát triển bền vững của ngành ngân hàng thế giới. Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động ngồi tín dụng ở những ngân hàng lớn trên thế giới chiếm vị trí áp đảo trên 60%, ở các NHTMCP trong khu vực thường từ 25% trở lên (Nguồn: Thủy Nguyễn, Bao giờ ngân hàng sống được nhờ

Ở Việt Nam, hoạt động của hầu hết các NHTM vẫn tập trung chủ yếu vào việc huy động vốn và cấp tín dụng, các hoạt động khác chiếm một phần rất nhỏ trong thu nhập và lợi nhuận của NH. Hơn 70% thu nhập của NHTM đến từ hoạt động tín dụng, các khoản thu phí chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ đạt khoảng 10-15%. Tỷ trọng thu phí ở một vài NHTM lớn có cao hơn, nhưng cũng chỉ khoảng 20-30%. Việc cải cách hoạt động, đa dạng hóa dịch vụ để thay đổi cơ cấu nguồn thu nhập tránh phụ thuộc vào một vài hoạt động cần được các ngân hàng Việt Nam nhìn nhận và xem đó là một cách để có thể phát triển bền vững.

1.3.2.2 Tạo thêm cơ hội gia tăng lợi nhuận

NHTM là doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Việc phát triển các DV phi tín dụng bên cạnh các hoạt động truyền thống trở thành một yếu tố then chốt trong việc duy trì và tăng trưởng lợi nhuận của NH. Với sự phát triển ngày càng mạnh của danh mục DV phi tín dụng, các NH đã tìm được một kênh đầy hứa hẹn trong việc đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh, đa dạng hóa các nguồn thu và loại trừ hữu hiệu ảnh hưởng của biến động lãi suất tới lợi nhuận của ngân hàng.

Một trong những thách thức mà các NHTM Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là sự cạnh tranh do sự tăng trưởng mạnh mẽ của các NHTM trong nước cũng như sự tham gia ngày càng tích cực của các NH nước ngoài. Các quy định hạn chế đối với NH nước ngoài về vốn điều lệ, tổng tài sản, thời hạn hoạt động, hình thức, lĩnh vực hoạt động đã được dỡ bỏ vào năm 2011 theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO nên dự kiến trong thời gian tới sự cạnh tranh này càng diễn ra khốc liệt hơn.

Với sự tham gia của các NH nước ngoài sẽ làm thị phần hoạt động của các ngân hàng bị chia nhỏ, cạnh tranh trong việc cung cấp tín dụng sẽ gia tăng, làm giảm chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào. Do đó nếu các NH chỉ chú trọng vào hoạt động tín dụng chắc chắn lợi nhuận của NH sẽ bị ảnh hưởng.

Khi cạnh tranh trên thị trường tín dụng gia tăng và các khoản vay kém chất lượng ngày càng nhiều thì một số lớn các ngân hàng đã chú trọng vào việc tăng nguồn thu ngoài lãi. Việc tăng thu nhập từ phí của DV phi tín dụng trên tổng thu

nhập sẽ giúp cho các NH củng cố tổng nguồn thu từ đó phát triển ổn định, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trước các NH nước ngồi, hạn chế rủi ro vì hoạt động thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)