- BIDV cần chú trọng xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp và an toàn cao làm cở sở để phát triển các dịch vụ phi tín dụng. Yếu tố cơng
nghệ có vai trị đặc biệt quan trọng đối với mỗi sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hàm lượng công nghệ trong một sản phẩm dịch vụ góp phần quyết định đến tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ngân hàng đó trên thị trường, đối với dịch vụ phi tín dụng thì yếu tố cơng nghệ lại càng khơng thể thiếu được. Do đó để phát triển dịch vụ phi tín dụng, BIDV cần ưu tiên đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ cho chi nhánh phát triển các dịch vụ phi tín dụng.
- Trung tâm cơng nghệ thơng tin cần nhanh chóng xây dựng các chương trình phục vụ tác nghiệp hỗ trợ cho chi nhánh như:
Xây dựng chương trình tính tổng hịa lợi ích của khách hàng giúp chi nhánh có những số liệu định lượng từ đó chi nhánh dễ dàng áp dụng những chính sách cho khách hàng.
Xây dựng chương trình phân tách thu nhập – chi phí theo từng dịch vụ và từng nhóm đối tượng khách hàng, giúp chi nhánh chủ động trong việc phân tích đánh giá, so sánh hiệu quả của các dịch vụ phi tín dụng khác nhau qua đó xem xét, tìm hiểu ngun nhân và đưa ra biện pháp phát triển từng dịch vụ cho phù hợp.
Rà soát lại hệ thống các báo cáo và phát triển các chương trình để hội sở chính có thể khai thác các thơng tin báo cáo một cách tự động, giảm thiểu các thao tác báo cáo thủ công từ chi nhánh.
- Tiến hành rà soát danh mục dịch vụ phi tín dụng hiện có và đánh giá đặc tính các sản phẩm dịch vụ của BIDV so với các đối thủ cạnh tranh, xác định các tiện ích, dịch vụ cịn thiếu nhằm bổ sung hồn thiện danh mục các dịch vụ phi tín dụng.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích trực tiếp bán dịch vụ phi tín dụng. Nhằm tránh tình trạng chi nhánh/cá nhân với tâm lý làm để hoàn thành kế hoạch được giao mà không phấn đấu để bán được nhiều dịch vụ hơn trong khả năng của mình, hội sở chính nên giao thêm kế hoạch khuyến khích để các chi nhánh/cá nhân phấn đấu vượt mức chỉ tiêu được giao. Để có thể phát huy hết nội lực cho việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng hội sở chính cần triển khai sớm cơ chế khuyến khích trực tiếp cho tất cả cán bộ có đóng góp vào kết quả bán các dịch vụ phi tín dụng nhằm khen thưởng kịp thời và tạo động lực thật sự cho cán bộ tại chi nhánh đẩy mạnh bán hàng qua đó gia tăng thu nhập cũng như kịp thời ghi nhận những đóng góp tích cực của cán bộ đối với việc thúc đẩy phát triển dịch vụ phi tín dụng chung của chi nhánh và toàn hệ thống.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng nguồn thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng cho BIDV Long An. Đẩy mạnh các dịch vụ phi tín dụng sẵn có, đa dạng các dịch vụ phi tín dụng, mở rộng nền khách hàng, tăng cường bán chéo
sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng là những giải pháp mà người viết đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế trong việc gia tăng nguồn thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng, làm thay đổi cũng như đa dạng nguồn thu cho chi nhánh. Ngồi ra, có những kiến nghị với BIDV hội sở chính nhằm hỗ trợ chi nhánh trong q trình phát triển các dịch vụ phi tín dụng.
KẾT LUẬN
Những rủi ro đến từ hoạt động tín dụng đã củng cố thêm sự cần thiết của việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng trong kinh doanh ngân hàng. Việc phát triển kinh doanh các dịch vụ phi tín dụng tại BIDV Long An trong những năm gần đây về cơ bản đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên sự phát triển này mới chỉ là bước đầu vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.
Thơng qua tồn bộ nội dung của đề tài: “Giải pháp tăng thu nhập từ dịch vụ
phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Long An” từ chương 1 đến chương 3, với mong muốn góp một phần ý
kiến vào việc phát triển đa dạng hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV Long An, điều chỉnh cơ cấu thu nhập hoạt động của chi nhánh – nâng dần tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ, vốn sẽ là một xu thế tất yếu mà các NHTM phải hướng tới trong tương lai - người viết đã tìm hiểu và trình bày được những nội dung sau:
Những nội dung cơ bản về dịch vụ phi tín dụng, các loại hình dịch vụ phi tín dụng, các nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng thương mại.
Thực trạng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của BIDV Long An, những hạn chế trong việc gia tăng tỷ trọng nguồn thu này.
Đề xuất một số các giải pháp để gia tăng nguồn thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của BIDV Long An.
Luận văn được hoàn thành với sự giảng dạy tận tình của tập thể giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM, đặc biệt là các Thầy Cô trong khoa Ngân Hàng; sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trương Thị Hồng với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt thành; sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Xin nhận nơi tôi lời cảm ơn chân thành nhất.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu, thu thập số liệu, thơng tin và phân tích các báo cáo ở cơ quan nơi đang cơng tác để đưa ra những giải pháp khả thi nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Đề tài sẽ hay hơn nếu các số liệu
chi tiết về dịch vụ những năm gần đây của các NHTM khác được cập nhật, tuy nhiên những số liệu này của các ngân hàng khác vẫn được cho là mật, chỉ được phép lưu hành nội bộ. Kính mong nhận được những góp ý, chia sẻ của q Thầy Cơ để đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Phong; Trần Đình Thiên đồng chủ biên, 2012. Lịch sử ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 1957 – 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
2. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Long An, 2009 - 2012. Báo cáo hoạt động kinh doanh 2009 – Quý 2/2012.
3. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, 2011. Chế độ thu chi tài chính.
4. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, 2008. Mơ hình tổ chức mẫu của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
5. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, 2011 -2012. Tạp chí Đầu Tư - Phát Triển.
6. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Long An, 2012.
Tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Long An giai đoạn 2009 -2012.
7. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Long An, 2012.
Tổng kết hoạt động ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Long An năm 2011.
8. Nguyễn Đăng Dờn chủ biên, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại.
TPHCM: Nhà xuất bản Phương Đông.
9. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tái bản lần 2.
TPHCM: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.
10. Nguyễn Thị Nhung, 2011. Bán chéo sản phẩm trong hoạt động ngân hàng. Tạp chi ngân hàng, số 2+3, trang 96 -100.
11. Nguyễn Thị Quy chủ biên, 2008. Dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
12. Peter S.Rose, 1998. Quản trị ngân hàng thương mại. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự, 2001. Hà Nội, Nhà xuất bản tài chính.
13. Phạm Anh Thủy, 2012. Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 18 tháng 9/2012, trang 33.
14. Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân - Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Long An, 2012. Tham luận giải pháp thúc đẩy hoạt động ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh.
15. Trầm Thị Xuân Hương chủ biên, 2012. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương
mại. Đại học kinh tế TPHCM.
16 Trần Huy Hoàng chủ biên, 2010. Quản trị ngân hàng. TPHCM: Nhà xuất bản
Lao Động Xã Hội.
17. Trương Thị Hồng chủ nhiệm đề tài, 2007. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Trường Đại học Kinh
Tế TPHCM.
18. Vũ Thị Minh Hằng chủ biên, 2010. Thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trên
đường hội nhập. TPHCM: Nhà xuất bản Lao Động.
19. Thủy Nguyễn, 2008. Bao giờ ngân hàng sống được nhờ dịch vụ.
(http://cafef.vn/20080824083722952CA34/bao-gio-ngan-hang-song-duoc-nho-dich- vu.chn)
20 Thùy Vinh, 2012. Ngân hàng kỳ vọng từ nguồn thu dịch vụ.
(http://cafef.vn/20120517022130190CA34/ngan-hang-ky-vong-nguon-thu-tu-dich- vu.chn)
21. Báo, tạp chí liên quan đến lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. 22. Các website khác.
www.bidv.com.vn (trang web của BIDV)
Phục lục 2: 10 nguyên tắc giao dịch với khách hàng.
Nhóm yêu cầu phong cách giao dịch
1. Lời chào thân thiện
2. Trang phục gọn gàng
3. Tác phong nhẹ nhanh
4. Nghiệp vụ tinh anh
5. Sẵn sàng tài liệu Nhóm yêu cầu về chất lượng
6. Nghe rồi hãy nói
7. Biết cách ưu tiên
8. Hướng dẫn thường xuyên
9. Cách thức cần chuyên