1.3 Thu nhập của ngân hàng thương mại
1.3.2 Sự cần thiết phải tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng
1.3.2.1 Thay đổi cơ cấu nguồn thu nhập của ngân hàng
Nguồn thu chính của một NH là thu lãi từ tài sản sinh lời. Tiền lãi và phí tạo ra từ các khoản cho vay chiếm hầu hết các nguồn thu của ngân hàng (thường là 2/3) (Peter S.Rose, 2001). Tiếp sau các khoản thu từ cho vay là những nguồn quan trọng khác bao
gồm: thu nhập từ đầu tư chứng khoán, lãi thu được từ tiền gửi tại các NH và thu từ các tài sản sinh lời khác. Tầm quan trọng tương đối của mỗi khoản thu dao động từ năm này sang năm khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự dịch chuyển của lãi suất, cầu về vốn vay….
Mặc dù thu từ cho vay luôn chiếm đa số trong các nguồn thu nhưng tỷ trọng của khoản mục thu từ cho vay so với các nguồn thu ngoài lãi đang thay đổi rất nhanh cùng với q trình phát triển các DV thu phí. Gần đây, các ngân hàng đã hướng tới mục tiêu thu ngoài lãi, còn gọi là thu từ phí và coi đây là nguồn thu quan trọng trong tương lai. Nguồn thu dựa chủ yếu vào các hoạt động dịch vụ được xem là xu hướng phát triển bền vững của ngành ngân hàng thế giới. Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động ngồi tín dụng ở những ngân hàng lớn trên thế giới chiếm vị trí áp đảo trên 60%, ở các NHTMCP trong khu vực thường từ 25% trở lên (Nguồn: Thủy Nguyễn, Bao giờ ngân hàng sống được nhờ
Ở Việt Nam, hoạt động của hầu hết các NHTM vẫn tập trung chủ yếu vào việc huy động vốn và cấp tín dụng, các hoạt động khác chiếm một phần rất nhỏ trong thu nhập và lợi nhuận của NH. Hơn 70% thu nhập của NHTM đến từ hoạt động tín dụng, các khoản thu phí chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ đạt khoảng 10-15%. Tỷ trọng thu phí ở một vài NHTM lớn có cao hơn, nhưng cũng chỉ khoảng 20-30%. Việc cải cách hoạt động, đa dạng hóa dịch vụ để thay đổi cơ cấu nguồn thu nhập tránh phụ thuộc vào một vài hoạt động cần được các ngân hàng Việt Nam nhìn nhận và xem đó là một cách để có thể phát triển bền vững.
1.3.2.2 Tạo thêm cơ hội gia tăng lợi nhuận
NHTM là doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Việc phát triển các DV phi tín dụng bên cạnh các hoạt động truyền thống trở thành một yếu tố then chốt trong việc duy trì và tăng trưởng lợi nhuận của NH. Với sự phát triển ngày càng mạnh của danh mục DV phi tín dụng, các NH đã tìm được một kênh đầy hứa hẹn trong việc đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh, đa dạng hóa các nguồn thu và loại trừ hữu hiệu ảnh hưởng của biến động lãi suất tới lợi nhuận của ngân hàng.
Một trong những thách thức mà các NHTM Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là sự cạnh tranh do sự tăng trưởng mạnh mẽ của các NHTM trong nước cũng như sự tham gia ngày càng tích cực của các NH nước ngồi. Các quy định hạn chế đối với NH nước ngoài về vốn điều lệ, tổng tài sản, thời hạn hoạt động, hình thức, lĩnh vực hoạt động đã được dỡ bỏ vào năm 2011 theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO nên dự kiến trong thời gian tới sự cạnh tranh này càng diễn ra khốc liệt hơn.
Với sự tham gia của các NH nước ngoài sẽ làm thị phần hoạt động của các ngân hàng bị chia nhỏ, cạnh tranh trong việc cung cấp tín dụng sẽ gia tăng, làm giảm chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào. Do đó nếu các NH chỉ chú trọng vào hoạt động tín dụng chắc chắn lợi nhuận của NH sẽ bị ảnh hưởng.
Khi cạnh tranh trên thị trường tín dụng gia tăng và các khoản vay kém chất lượng ngày càng nhiều thì một số lớn các ngân hàng đã chú trọng vào việc tăng nguồn thu ngoài lãi. Việc tăng thu nhập từ phí của DV phi tín dụng trên tổng thu
nhập sẽ giúp cho các NH củng cố tổng nguồn thu từ đó phát triển ổn định, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trước các NH nước ngồi, hạn chế rủi ro vì hoạt động thu phí về bản chất có mức độ an tồn cao so với thu nhập từ hoạt động tín dụng.