Nghiên cứu quốc tế về điều hành tỷ giá hối đoái 1 Nghiên cứu về phá giá đồng tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 26 - 27)

1.3.1. Nghiên cứu về phá giá đồng tiền

Phá giá là việc nâng cao hay giảm thấp sức mua của đồng tiền đối với các ngoại tệ và có thể xem là một sự điều chỉnh tỷ giá mạnh, cực đoan (khác với điều chỉnh tỷ giá bình thường ở điểm cơ bản là một việc làm thường xuyên với mức độ nhỏ về thay đổi tỷ giá, không gây ra những biến động lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội). Về nguyên lý, mục đích của phá giá là để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và cải thiện tình hình cán cân thương mại trong tài khoản vãng lai. Lập luận được nêu ra là phá giá sẽ giúp tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, để thực hiện việc phá giá thành công cũng cần phải có hàng loạt các điều kiện đi kèm.

Một trong những phương pháp tiến cận để phân tích TGHĐ trong cán cân thương mại là phương pháp tiếp cận độ co giãn. Phương pháp tiếp cận độ co giãn gắn liền với những biến đổi TGHĐ với biến đổi trong cán cân thương mại.

Việc phá giá đồng tiền khơng phải lúc nào cũng đạt được muc đích là hỗ trợ xuất khẩu mà ngược lại có thể dẫn đến kết quả không mong đợi. Việc phá giá không chỉ xem xét đến xuất khẩu mà phải xem xét đến các biến số vĩ mô khác.

Theo lý thuyết Marshall - Lerner (3) thì khơng phải bao giờ việc phá giá cũng                                                             

làm tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu cũng đều cải thiện được cán cân vãng lai. Điều kiện Marshall - Lerner chỉ ra là: khi nào mà độ co giãn của đường cầu xuất khẩu cộng với độ co giãn của đường cầu nhập khẩu lớn hơn 1 (ηnk + ηxk >1) thì phá giá mới giúp cải thiện cán cân thương mại.

Điều kiện Marshall - Lerner cũng hàm ý chỉ việc chọn thời điểm phá giá cũng rất quan trọng. Nếu giá hàng nhập khẩu đang thấp và có xu hướng hạ, phá giá sẽ có lợi vì hàng nhập khẩu sẽ không tăng giá lên nhiều, nhờ đó hạn chế tăng giá thành sản xuất nội địa với đầu vào nhập khẩu, hạn chế mặt trái của phá giá là gây nên lạm phát. Bên cạnh đó, nếu như nhu cầu trên thị trường thế giới đối với hàng xuất khẩu của quốc gia tiến hành phá giá đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng thì đây cũng là một thời điểm tốt để phá giá vì nó sẽ nhanh chóng làm tăng xuất khẩu cả về số lượng và giá cả.

Một quốc gia khi điều kiện Marshall - Lerner và các điều kiện khác nếu thuận lợi, thì trong thực tế có thể tiến hành việc phá giá nhằm giúp cải thiện cán cân tài khoản vãng lai, tiến tới lập lại mục tiêu cân bằng ngoại. Tuy nhiên, khi tiến hành phá giá cán cân tài khoản vãng lai sẽ bị xấu đi trong thời gian đầu, và chỉ hồi phục sau một thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)