Khi tiếp cận về phân tích tỷ giá, tùy thuộc vào mục tiêu mà trong điều hành chính sách tỷ giá NHNN đã vận dụng. Chẳng hạn, có thể tiếp cận theo phương pháp ước lượng tỷ giá thực cân bằng dài hạn thơng qua một mơ hình mà nhà kinh tế Sebastian Edwards, xây dựng 1988. Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng mơ hình này để tính tốn sự tác động vào tỷ giá của các biến số vĩ mơ như: tiêu dùng Chính phủ, luồng vốn ròng vào Việt Nam, tăng trưởng GDP thực, đầu tư, v.v… Cách tiếp cận khác về tỷ giá mục tiêu là sử dụng kinh tế vĩ mơ. Mơ hình này giúp liên kết các khu vực kinh tế, thị trường tài chính, thị trường tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong một tổng thể nhằm đánh giá tác động của chính sách đối với nền kinh tế. Đồng thời, mơ hình cũng cho phép đánh giá tác động riêng biệt của chính sách tỷ giá đối với cán cân tài khoản vãng lai, cán cân tài khoản vốn.
Cũng có thể tiếp cận tỷ giá mục tiêu dựa trên mơ hình cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại bởi vì mục tiêu hàng đầu của các chính sách kinh tế là tạo ra và duy trì trạng thái cân bằng cho nền kinh tế. Cùng với các chính sách tác động vào mức cầu nội địa thì chính sách tỷ giá có thể góp phần điều chỉnh nền kinh tế trở về trạng thái cân bằng.
Một cách tiếp cận được coi là khá phổ biến đối với tỷ giá mục tiêu được đề cập đến là chỉ số tỷ giá hiệu lực (REER). Chỉ số này cho phép đánh giá và dự báo tỷ giá thực theo hướng xem xét sức mua đối ngoại thực tế của đồng tiền quốc gia và sự tác động đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của quốc gia đó. Chỉ số này dựa vào một năm cơ sở (base year) và một rổ đồng tiền của các đối tác chủ yếu về thương mại, vay nợ đầu tư, v.v… Ứng với mỗi đồng tiền trong rổ thì tỷ giá với đồng VN sẽ được đem so sánh ở hai thời điểm năm cơ sở và hiện hành. Sau đó điều chỉnh thông qua lạm phát hai nước và quyền số thương mại. Chỉ số REER là tổng hợp thành của các chỉ số thành phần theo cách tính nêu trên.