PHỤ LỤC 1: ĐIỀU KIỆN MARSHALL LERNER

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 97 - 102)

y: thu nhập quốc dân (GDP)

PHỤ LỤC 1: ĐIỀU KIỆN MARSHALL LERNER

PHỤ LỤC 1: ĐIỀU KIỆN MARSHALL - LERNER

Điều kiện kiện Marshall - Lerner (sau này gọi là điều kiện Marshall - Lerner - Robinson, MLR) giải thích phương pháp co giãn đối với CCTT. Phương pháp này đã được nhà kinh tế khám phá ra: Alfred Marshall (1842 - 1924), Abba Lerner 1903 - 1982) và Joan Robinson (1903 - 1983). Điều kiện này tìm kiếm câu trả lời: khi nào có sự phá giá trong chế độ tỷ giá cố định hoặc sự phá giá trong chế độ tỷ giá thả nổi để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai của một đất nước? Nội dung của phương pháp này chủ yếu dựa trên một số giả thiết sau:

Cung hàng hóa xuất khẩu có hệ số co giãn hồn hảo - nghĩa là ứng với mỗi mức giá bằng nội tệ) nhất định thì mọi nhu cầu về hàng xuất khẩu ln ln được thỏa mãn.

Cung hàng hóa nhập khẩu có hệ số co giãn hồn hảo - nghĩa là ứng với mỗi mức giá (bằng ngoại tệ) nhất định thì mọi nhu cầu về hàng nhập khẩu ln luôn được thỏa mãn.

Với hai giả định này, chúng ta thấy rằng giá hàng nội địa và hàng nước ngồi là khơng thay đổi cho dù cung cầu về hàng xuất - nhập khẩu thay đổi như thế nào. Như chúng ta biết, tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và nước ngoài. Nếu mức giá hàng nội địa và hàng nước ngồi khơng thay đổi thì sự phá giá của tỷ giá thực cân bằng với sự phá giá của tỷ giá danh nghĩa.

Phá giá đồng nội tệ sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa, làm tỷ giá thực tăng đồng nội tệ được xem là định giá thực quá thấp và đồng ngoại tệ định giá thực quá cao), từ đó sẽ cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế (kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và giảm nhập khẩu), thế nhưng điều này không nhất thiết là sẽ dẫn đến CCTT được cải thiện. Nội dung của phương pháp này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân tài khoản vãng lai khi chúng ta thực hiện phá giá đồng nội tệ.

Phương trình cán cân tài khoản vãng lai (Current Account - CA) tính bằng động nội tệ:

CA = P.Xv - e.P*.Mv (1.1)

P: mức giá nội địa P*: mức giá nước ngoài

Xv: khối lượng xuất khẩu Mv: khối lượng nhập khẩu e: TGHĐ

Giả sử chúng ta gọi:

Giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ (P.Xv) : X Giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ (P*.Mv) : M

Phương trình (1.1) sẽ được viết lại:

CA = X - e.M (1.2)

Có 2 khái niệm trong điều kiện MLR:

‐ Hệ số co giãn xuất khẩu (nX): biểu diễn % thay đổi của giá trị xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%:

/ / / (1.3)

‐ Hệ số co giãn nhập khẩu (nM): biểu diễn % thay đổi của giá trị nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%.

/ / / (1.4)

Giả sử trạng thái ban đầu của cán cân vãng lai là ở mức cân bằng (điều kiện: X -e.M = 0)

Từ các phương trình trên, qua biến đổi ta có được phương trình sau:

1 (1.5)

Phương trình (1.5) được gọi là “điều kiện Mashall - Lerner”, được phát bỉểu như sau:

“Nếu trạng thái xuất phát của cán cân vãng lai là cân bằng thì khi phá giá nội tệ sẽ dẫn đến:

Cải thiện cán cân vãng lai ( > 0) chỉ khi tổng số của hệ số co giãn xuất khẩu và hệ số co giãn nhập khẩu > 1, nghĩa là chỉ khi: 1 .

Thâm hụt cán cân vãng lai ( < 0) chỉ khi tổng số của hệ số co giãn xuất khẩu và hệ số co giãn nhập khẩu < 1, nghĩa là chỉ khi: 1 .

Qua những phân tích trên, nếu xét về mặt giá trị thì sau khi phá giá tiền tệ sẽ tạo ra các hiện ứng tác động như sau:

Hiệu ứng giá cả: Giá xuất khẩu tính bằng nội tệ rẻ hơn, giá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ đắt hơn, đây là nguyên nhân làm cán cân tài khoản vãng lai trở nên xấu hơn.

Hiệu ứng khối lượng: tăng khối lượng xuất khẩu, giảm khối lượng nhập khẩu, là nguyên nhân góp phần cải thiện cán cân tài khoản vãng lai.

Cán cân tài khoản vãng lai có được cải thiện hay khơng phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng mang lại.

Sự thay đổi TGHĐ phụ thuộc vào độ co giãn của đường cầu xuất khẩu và độ co giãn của đường cầu nhập khẩu. Một khi đã biết được độ co giãn đó, ta có thể tính tốn được sự thay đổi TGHĐ nhằm mang lại sự thay đổi đã đặt ra cho cán cân thương mại.

Một sự phá giá đồng tiền (giảm giá đồng nội tệ) sẽ làm tăng tổng giá trị xuất khẩu tính bằng đồng nội tệ, nếu như độ co giãn của đường cầu đối với hàng hố xuất khẩu tính bằng nội tệ lớn hơn không ( > 0).

Một sự phá giá đồng tiền sẽ làm giảm thiểu tổng giá trị hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ, nếu độ co giãn của đường cầu đối với hàng nhập khẩu lớn hơn một ( > 1).

Khi tổng giá trị xuất khẩu tăng và tổng giá trị hàng nhập khẩu giảm sẽ dẫn tới cải thiện được cán cân thương mại

Việc phá giá đồng tiền không phải lúc nào cũng đạt được muc đích là hỗ trợ xuất khẩu mà ngược lại có thể dẫn đến kết quả khơng mong đợi. Việc phá giá không chỉ xem xét đến xuất khẩu mà phải xem xét đến các biến số vĩ mô khác.

Phá giá đồng tiền với cán cân vãng lai

Một quốc gia khi điều kiện Marshall - Lerner và các điều kiện khác nếu thuận lợi, thì trong thực tế có thể tiến hành việc phá giá nhằm giúp cải thiện cán cân tài khoản vãng lai, tiến tới lập lại mục tiêu cân bằng ngoại. Tuy nhiên, khi tiến hành phá giá cán cân tài khoản vãng lai sẽ bị xấu đi trong thời gian đầu, và chỉ hồi phục sau một thời gian nhất định.

Tình hình biến động trong cán cân tài khoản vãng lai khi một quốc gia tiến hành phá giá (với điều kiện Marshall - Lerner đã thỏa), đã được các nhà khoa học thống kê và mô tả tổng quát thành một đường cong gọi là đường cong J. Đường cong J hàm ý rằng thời gian đầu khi tiến hành phá giá cần thiết lập một chính sách tiền tệ thắt chặt và một lượng dữ trữ ngoại tệ đủ lớn can thiệp nhằm duy trì mức tỷ giá mới vì cán cân tài khoản vãng lai xấu đi sẽ tạo ra một áp lực tiếp tục làm tăng tỷ giá và làm nền kinh tế rơi vào vòng luẩn quẩn của phá giá và lạm phát. Bên cạnh đó, mức độ và hình thức phá giá cũng cần xem xét kỹ.

Năm 1987, Gylfason đã công bố một bảng tổng hợp về hệ số co giãn của 24 nước mà ông đã nghiên cứu - kết quả các hệ số co giãn được ơng tính là sau 2, 3 năm kể từ lúc phá giá. Ơng thấy rằng sau 2, 3 năm thì phá giá cải thiện tài khoản vãng lai (Current Account - CA). Tuy nhiên, khi phá giá thì trong thời gian đầu CA bị xấu đi sau đó nó được cải thiện. Điều này được diễn tả bởi hiệu ứng tuyến J do Paul Kgruman phát hiện năm 1991 sau khi ông nghiên cứu phá giá USD trong thời gian 1985 - 1987. Ơng cho rằng trong dài hạn thì tổng thể hệ số co giãn là 1,9 điều này

khẳng định sau khi phá giá CA sẽ được cải thiện trong dài hạn. Năm 1985, Goldsyein và Kahn đã đi đến kết luận rằng hệ số co giãn trong dài hạn (>2 năm) có giá trị gần gấp đôi so với hệ số co giãn trong ngắn hạn (0 - 6 tháng). Ngoài ra, tổng thể hệ số co giãn trong ngắn hạn có xu hướng gần đến 1 trong khi đó trong dài hạn thì chúng ln ln lớn 1.

0

ứng tuyến J

Thặng dư

Thâm hụt

Tài khoản vãng lai

To

Thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)