Mô hình nền kinh tế mở với tỷ giá cố định có thể điều chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 27 - 30)

Mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mơ rất đa dạng, song có 2 mục tiêu quan trọng:

Thứ nhất, công ăn việc làm đầy đủ, và giá cả ổn định. Đây là mục tiêu cân

bằng nội (Internal Balance - IB).

Thứ hai, CCTT chính thức cân bằng, tức là quốc gia tránh được

thâm hụt hoặc thặng dư quá lớn trong cán cân tài khoản vãng lai. Đây là mục tiêu

cân bằng ngoại (External Balance - EB). Trong chế độ tỷ giá cố định, các Chính

phủ đạt được cân bằng bên ngồi thơng qua các chính sách kinh tế (chủ yếu là tiền tệ và tài khố) mà khơng được phá giá hay nâng giá (trừ trường hợp mất cân đối cơ bản). Nếu tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài, buộc Chính phủ phải lựa chọn: hoặc là phá giá nội tệ, hoặc là giảm dự trữ ngoại hối quốc gia, nghĩa là trạng thái cân bằng bên ngoài của nền kinh tế bị phá vỡ. Vậy, Chính phủ phải làm thế nào

để cân bằng cả hai mục tiêu trên? Những thay đổi trong chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm ảnh hưởng đến mức tổng cầu gọi là chính sách thay đổi chi tiêu (expenditure changing policies). Trong khi đó, phá giá hay nâng giá tiền tệ nhằm điều chỉnh cơ cấu chi tiêu lên hàng hóa nội địa và nước ngồi gọi là chính sách dịch chuyển chi tiêu (expenditure switching polies).

Các khái niệm cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài đã được Trevor Swan (1955) mô tả bằng đồ thị và được biết đến là “Swan Diagram”. Do không đề cập đến luồng chu chuyển vốn quốc tế nên mơ hình Swan Diagram coi điều kiện bên ngồi chính là trạng thái cân bằng cán cân tài khoản vãng lai.

Đường IB có độ nghiêng đi xuống từ trái sang phải là vì khi tỷ giá giảm (nâng giá nội tệ) dẫn đến xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, do đó để duy trì cơng ăn việc làm đầy đủ thì cần thiết phải tăng chi tiêu trong nước, được giải thích như sau:

Khi nền kinh tế có cơng ăn việc làm đầy đủ, thì thu nhập quốc dân đạt giá trị tối đa tại Y (là một hằng số), X là xuất khẩu, M là nhập khẩu:

Y = (C + I + G) + (X - M) Chi tiêu trong nước: (C + I + G) = Y + (M - X) Chi tiêu trong nước: (C + I + G) = Y + (M - X)

Nâng giá 2 Thất nghiệp – Thâm hụt Cán cân vãng lai 4 Lạm phát – Thặng dư Cán cân vãng lai 3 Thất nghiệp – Thặng dư cán cân vãng lai C B D IB 0 Phá giá REER Tỷ giá 1 Lạm phát – Thâm hụt Cán cân vãng lai E A

Chi tiêu trong nước

Y không đổi, nên (M - X) tăng thì (C + I + G) cũng phải tăng để trạng thái luôn cân bằng. Những điểm nằm bên phải đường IB đều thuộc vùng áp lực lạm phát lên nền kinh tế, bởi vì ứng với mỗi tỷ giá nhất định, nhu cầu chi tiêu trong nước là lớn hơn so với mức chi tiêu để duy trì cơng ăn việc làm đầy đủ. Trái lại bên trái IB là vùng áp lực giảm phát (suy thối) bởi vì tại đó nhu cầu chi tiêu nhỏ hơn với mức chi tiêu để duy trì cơng ăn việc làm đầy đủ.

Đường EB có độ nghiêng đi lên từ trái sang phải là vì khi tỷ giá tăng (phá giá nội tệ), dẫn đến xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm, do đó để cán cân tài khoản vãng lai khơng trở nên thặng dư, thì chi tiêu trong nước phải tăng để kích thích tăng nhập khẩu đủ để hấp thụ phần xuất khẩu tăng thêm. Bên phải đường EB thể hiện chi tiêu trong nước lớn hơn mức chi tiêu mà tại đó cán cân tài khoản vãng lai cân bằng, do đó cán cân tài khoản vãng lai trở nên thâm hụt. Trong khi đó, bên trái đường EB là vùng cán cân vãng lai thặng dư.

Tại điểm A, nền kinh tế đạt được đồng thời cân bằng bên trong và bên ngoài (điểm toàn dụng).

Giả sử nền kinh tế ở tại điểm B, vừa là lạm phát, vừa có thâm hụt tài khoản vãng lai. Nếu chính phủ muốn duy trì đồng thời tỷ giá cố định và giảm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai bằng cách cắt giảm chi tiêu trong nước, thì nền kinh tế sẽ dịch chuyển sang điểm C. Điều này sẽ đưa nền kinh tế đến tình trạng trì trệ và thất nghiệp. Để đạt được cân bằng bên ngồi thơng qua phá giá đồng nội tệ nhằm kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, tức đưa nền kinh tế điểm D thì nền kinh tế phải đối mặt với áp lực lạm phát lớn hơn.

Có thể rút ra bài học từ mơ hình trên: “Việc sử dụng chỉ một công cụ duy nhất, hoặc là mở rộng tài khoá hoặc là phá giá tiền tệ nhằm đạt được đồng thời hai mục tiêu là cân bằng bên trong và cân bằng bên ngồi là khơng thể. Do đó, để đạt đồng thời hai mục tiêu là cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài (tức là từ trạng thái B về trạng thái A), Chính phủ cần đến đồng thời ít nhất là hai cơng cụ, ví dụ, chính sách thiểu phát và phá giá tiền tệ với hàm lượng thích hợp. Từ bài học này, Nobel Prize và Jan Tinbergen (1952) đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: một quốc giá

có bao nhiêu mục tiêu cần đạt được, thì phải sử dụng ít nhất bấy nhiêu cơng cụ. Kết luận này được biết đến một cách rộng rãi với tên gọi là: “quy tắc bao nhiêu mục tiêu - bấy nhiêu công cụ” - (instruments - target rule).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)