Triển vọng kinh tế Việt Nam: 3.1.3 Triển vọng kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 78 - 79)

y: thu nhập quốc dân (GDP)

3.1.2. Triển vọng kinh tế Việt Nam: 3.1.3 Triển vọng kinh tế Việt Nam

3.1.3. Triển vọng kinh tế Việt Nam

Theo Kết luận số 02-KL/TW ngày 16/3/2011 của Bộ Chính trị đã khẳng định tính đúng đắn của Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 và nêu rõ: “… Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 là: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Đây là những nhiệm vụ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, cần được quán triệt, triển khai đồng bộ trong suốt quá trình phát triển…”. Vì vậy, tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách ngắn hạn của năm 2011, vừa là nhiệm vụ quan trọng của một vài năm tiếp theo. Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Chính phủ, đất nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức cơ bản, quan trọng và to lớn; đời sống nhân dân khơng ngừng được cải thiện; quốc phịng, an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững; thế và lực của Việt Nam trong khu vực và thế giới không ngừng được nâng cao. Những thành tựu to lớn đó là những mốc son đánh dấu một giai đoạn phát triển đã qua và là nền tảng vững chắc cho đất nước ta bước vào thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020 với tầm nhìn đến năm 2050.

-6-4 -4 -2 0 2 4 6 8 10 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010e 2011f 2012f

Hình 3.1 - Tăng trưởng kinh tế thế giới và các nền kinh tế từ 2004 -2012F (%/ năm)

Thế giới Nền kinh tế phát triển Nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển

Năm 2011 là năm thứ năm đánh dấu sự hội nhập khá toàn diện kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Năm 2012, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết song phương, vùng và các cam kết trong khuôn khổ WTO với tư cách là thành viên chính thức. Năm 2011 cũng là năm đầu triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015.

Phân tích đặc điểm kinh tế của đất nước ta đầu năm 2011 cho thấy lạm phát tăng cao trong nhiều năm và có biểu hiện tiếp tục tăng cao hơn trong năm 2011; nền kinh tế nước ta đã có độ mở và hội nhập rất lớn (kim ngạch xuất, nhập khẩu đã trên 154% GDP). Để nâng cao chất lượng tăng trưởng, Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và nâng cao hiệu quả trong đầu tư.

Nhu cầu đầu tư lớn dẫn đến tình trạng đầu tư vượt xa khả năng tích lũy của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao. Để bù đắp phần thiếu hụt phải trông cậy vào đầu tư nước ngoài và vay nợ nước ngoài. Thực tế này đã làm cho nợ quốc gia và nợ cơng nước ngồi tăng nhanh trong những năm vừa qua, mặc dù vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng cũng đến lúc phải thận trọng.

Các dự báo của các Tổ chức quốc tế gần đây cho thấy khả năng tăng trưởng của nền kinh tế của Việt Nam sẽ cao hơn mức tăng trưởng năm 2010. IMF và World Bank dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam tương ứng đạt 6,8% và 7%. Còn dự báo của ADB và EIU cũng cho thấy, trong năm 2011, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng tương ứng là 7% và 6,9%. Nhìn chung, các tổ chức đều đánh giá lạc quan vào sự tăng trưởng trong năm 2011 và 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)