Xác lập thị trường hối đoái là điều kiện hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 93 - 97)

y: thu nhập quốc dân (GDP)

3.2.6. Xác lập thị trường hối đoái là điều kiện hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn mang tính đặc trưng là thiếu các cơng cụ phịng chống rủi ro tỷ giá. Các công cụ hoạt động trên thị trường ngoại hối như hợp đồng giao ngay, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi, kỳ hạn, … thật sự rất cần thiết cho các nhà kinh doanh ngoại tệ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

nhằm hạn chế những tổn thất khi tỷ giá biến động. Vì vậy, đòi hỏi một thị trường ngoại hối đầy đủ và phát triển là điều kiện tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay.

Để xác lập và phát triển thị trường ngoại hối trước mắt là phải hoàn thiện cơ chế quản lý giao dịch ngoại hối và cơ sở pháp lý cho việc điều hành thị trường ngoại tệ. Cần hoàn thiện các sản phẩm phái sinh tiền tệ như quyền chọn lựa ngoại tệ, nghiệp vụ hốn đổi, kỳ hạn, … Việc đưa dần các cơng cụ quản lý tiền tệ quốc tế này vào thị trường ngoại hối Việt Nam cần kèm theo các hoạt động tuyên truyền, phổ biến sản phẩm phái sinh tiền tệ cho các doanh nghiệp, ngân hàng và các nhà đầu tư nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của thị trường một cách hợp lý. Bên cạnh đó, cũng đào tạo và phát triển các thành phần tạo lập thị trường như các nhà môi giới, bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nhà kinh doanh chênh lệch giá,… tạo một thị trường đầy đủ và đủ điều kiện cũng như lợi ích của các thành phần tham gia thị trường.

Hồn thiện các cơ chế quản lý, chính sách của thị trường phải đi đôi với sự minh bạch thông tin, cải thiện mức độ hiệu quả của thông tin thị trường, tạo điều kiện cho tất cả các nhà đầu tư được tiếp cận với thơng tin nhanh chóng, chính xác, minh bạch mà những thơng tin này có tác động và ảnh hưởng đến sư biến động của tỷ giá. Quá trình minh bạch này cũng cần gắn liền với sự hình thành của các cơng ty phân tích và dự báo chuyên nghiệp chuyên cung cấp thông tin liên quan đến sự thay đổi của tiền tệ.

Xây dựng một hệ thống giám sát tài chính hiệu quả, thường xuyên giám sát hoạt động của thị trường nhằm ngăn chặn các hành vi lũng đoạn hay đầu cơ đồng thời cảnh bảo nguy cơ xảy ra khủng hoang tiền tệ để các doanh nghiệp tham gia thị trường kịp thời ứng phó. Ngồi ra, cần xác lập một cơ chế quản lý tỷ giá để thị trường hoạt động trong điều kiện bình thường cũng như cơ chế tỷ giá trong điều kiện xảy ra các cú sốc bên ngoài hay khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra.

Thừa nhận thị trường ngoại hối phi chính thức là tồn tại khách quan trong q trình chuyển tiếp của thị trường tiền tệ vì nó đáp ứng được một số nhu cầu của xã hội, tuy nhiên việc thừa nhận này đi đơi với tìm cách quản lý thị trường ngoại hối phi

chính thức cho đến khi thị trường tài chính phát triển đủ mạnh, ắt thị trường phi chính thức này sẽ tự mất đi.

Nâng cao năng lực của các công cụ can thiệp tỷ giá như công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Do lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam cịn thấp, nên cơng cụ này chưa đủ sức giữ vai trò trong điều chỉnh tỷ giá của thị trường ngoại hối. Đối với dự trữ ngoại hối cần tranh thủ tối đa khả năng tích lũy ngoại tệ, duy trì mức dự trữ tương xứng với nhịp độ kim ngạch xuất nhập khẩu. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ, ngoài ra cần lựa chọn cơ cấu dự trữ ngoại tệ khả thi đối với những đồng tiền mạnh, có tính ổn định cao. Trong dài hạn cũng địi hỏi phải có một khung pháp lý thích hợp cho nghiệp vụ thị trường mở.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đề cập triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam để có bức tranh tồn diện nền kinh tế trong năm 2012. Từ đó, tác giả đưa ra định hướng chính sách tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế. Đồng thời, nêu rõ các khuyến nghị chính sách tỷ giá hướng đến cân bằng nền kinh tế vĩ mô đối nội và đối ngoại cũng như khuyến nghị tỷ giá USD/VND hợp lý trong điều kiện giảm giá VND theo hướng đưa tỷ giá về tỷ giá thực hiệu lực, một trong những biện pháp điều chỉnh linh hoạt tỷ giá để tài trợ xuất khẩu và thâm hụt thương mại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị để phối hợp các chính sách đạt mục tiêu khi giảm giá VND nhằm ổn định tiền tệ kinh tế vĩ mô.

KẾT LUẬN

TGHĐ luôn là một nhân tố kinh tế nhiều biến động, đóng vai trị quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, nghiên cứu về TGHĐ không phải là mới nhưng không thể kết thúc bởi tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế. Giữ vai trị cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ quan trọng, chính sách tỷ giá địi hỏi linh hoạt nhằm đáp ứng các sách lược kinh tế, đòi hỏi thận trọng nhằm mang lại hiệu quả cao bên cạnh sự phối hợp với các chính sách, cơng cụ điều hành khác của NHNN và Chính Phủ. Chính sách TGHĐ mang lại sự phát triển, thành công đối với kinh tế nước nhà trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, vì vậy việc vận dụng và điều hành chính sách địi hỏi NHNN cũng như các cơ quan điều hành phải có thơng điệp rỏ ràng, minh bạch và có trách nhiệm giải trình cũng như khắc phục tốt các hạn chế cịn đó của từng bộ, ngành liên quan để xây dựng lòng tin cho nhà đầu tư và dân chúng và khả năng điều hành và sự ổn định kinh tế vĩ mơ.

Nhìn lại năm 2011, năm thứ năm đánh dấu sự hội nhập toàn diện kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, có những thành cơng nhưng vẫn cịn đó những hạn chế của nền kinh tế địi hỏi phải có giải pháp khắc phục, lạm phát hai con số tăng cao trong năm 2011 là một điều minh chứng đòi hỏi các nhà lãnh đạo kinh tế Việt Nam phải có chính sách kinh tế, tài khóa thích hợp đáp ứng phát triển nhanh nhưng phải bền vững trong các năm tới. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, khẳng định chất lượng hàng hóa Việt Nam với các nước bạn trong thương mại quốc tế còn đòi hỏi một sự hỗ trợ, hậu thuẫn của chính sách TGHĐ Việt Nam linh hoạt, uyển chuyển.

Tóm lại, nội dung của luận văn với đề tài: “ Hồn thiện chính sách tỷ giá của

Việt Nam góp phần ổn định tiền tệ” Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn nhiều

hạn chế, Luận văn khơng thể tránh khỏi các sai sót, tác giả rất mong nhận sự sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô và những người quan tâm để đề tài có những đóng góp thực tiễn cũng như tác giả có cơ hội mở rộng hơn kiến thức trong việc nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)