Thị trường tiền tệ Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 71 - 73)

y: thu nhập quốc dân (GDP)

2.3. Thị trường tiền tệ Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

Với mục tiêu ổn định chính ổn định tiền tệ trong những năm vừa qua, nhằm ổn định đồng tiền Việt Nam với đồng đơla Mỹ, NHNN đã kiên trì chính sách neo tỷ giá đồng VND với USD trong một thời gian dài. Do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao từ cuối năm 2007, đến 2008 và ảnh hưởng của khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới, trong năm 2009, tỷ giá hối đối có những diễn biến phức tạp. Việc neo tỷ giá VND quá chặt vào đồng USD trong những năm này khiến cho VND được định

‐20%0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011f

Hình 2.10 Tỷ lệ Xuất nhập khẩu và Cán cân thương mại so với GDP từ 1999 – 2011F (%/GDP)

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

giá cao hơn so với đồng USD, nhập khẩu tăng cao, khiến cho lạm phát nước ngoài hầu như chuyển hết vào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Để đối phó với tình hình lạm phát tăng q cao và tình trạng nhập siêu, Chính phủ chủ yếu dựa vào chính sách thắt chặt tiền tệ. Khi lạm phát tăng mạnh, NHNN đã liên tục tăng mức lãi suấ cơ bản đến tháng 6/2008, lãi suất cơ bản được nâng lên là 14%, lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc đều được nâng lên, NHNN phát hành trái phiếu ngân hàng,… các động thái này kích hoạt cho cuộc đua lãi suất giữa các NHTM, nguồn cung tín dụng cho các Doanh nghiệp bị giảm đột ngột, hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng rơi vào đình trệ. Các biện pháp này tuy có tác động đến lạm phát do làm giảm cầu, tuy nhiên nó làm căng thẳng hoạt động ngân hàng, làm tăng chi phí vốn của Doanh nghiệp khi lãi suất sử dụng vốn tăng cao góp phần tăng thêm lạm phát, một mặt, giá cả Việt Nam khơng giảm được do đã cấu thành chi phí đầu vào vì giá cả hàng hóa ngun vật liệu nhập khẩu của thế giới tăng cao. Điều này làm giảm đáng kể hiệu lực của các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Thêm vào đó, giá vàng thế giới tăng mạnh, đồng USD suy yếu trên thị trường quốc tế, thêm tình trạng chênh lệch tỷ giá thị trường chính thức và thị trường chợ đen khiến cho cách biệt của giá vàng trong nước và vàng thế giới quy đổi các biệt khá cao, kỳ vọng tỷ giá tăng kéo tâm lý găm giữ, đầu cơ vàng, USD tăng cao, nhu cầu USD tăng do tăng cầu USD để nhập khẩu vàng kéo theo gánh nặng lên thị trường. Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đều được điều chỉnh và tăng biên độ dao động lên kịch trần (5% vào tháng 3/2009 và 3% vào tháng 11/2009) tuy nhiên các điều chỉnh này không thể kéo tỷ giá thị trường phi chính thức về tỷ giá thị trường chính thức. Cầu thị về USD tăng cao, đến tháng 11/2009, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được chỉnh nhảy vọt từ 16.980 lên 17.961, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu tăng thêm 1%. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng tiền tệ khơng giảm là mấy với các động thái này. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có dấu hiệu tăng cao và chưa dừng lại, dường như không thể tách rời tỷ giá leo thang với lạm phát. Muốn ngừng giảm giá đồng nội tệ thì phải thắt chặt tiền tệ tức rút bớt tiền khỏi lưu thông, nhưng việc đột ngột thắt chặt tiền tệ vào thời điểm này cũng không rút nhanh tiền ra khỏi lưu thông mà cần một độ trễ về thời gian, chưa kể đến tiền từ kênh tín dụng ngân hàng cũng cần một độ trễ để quay về theo chu kỳ vay vốn, tuy nhiên, tiền chi cho chi tiêu cơng thì khơng

thể quay về. Tỷ giá tăng mạnh trong giai đoạn này cho thấy lo ngại sâu sắc của người dân, doanh nghiệp và các thành viên tham gia thị trường tiền tệ về viễn cảnh lạm phát cao của Việt Nam trong các năm nối tiếp 2010, 2011.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng 2/2011 NHNN đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống cịn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%) đồng thời kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm đối với các Tổ chức tín dụng; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động khơng mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời NHNN sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào khơng đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Mặt khác, NHNN cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập khẩu những hàng hóa khơng thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hóa tiêu dùng); giới hạn việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít cơng ty được nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của NHNN đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng VND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)