Phương pháp tính tỷ giá hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 31 - 32)

Ta thấy REER là mức độ biến thiên của giá trị thực của đồng nội tệ so với năm cơ sở, đồng thời là tỷ giá mục tiêu cho năm (t) nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh như là năm gốc, chỉ số này được tính dựa theo:

Một năm cơ sở (base year) Chỉ số tỷ giá danh nghĩa Chỉ số giá cả theo CPI

Tỷ trọng thương mại của các đối tác thương mại. Công thức như sau: REER W x PI

PI N x E (1.1)

E x 100 (1.2)

Trong đó W : Tỷ trọng thương mại của đối tác thương mại i năm t

CPI : Chỉ số giá cả của đối tác thương mại i năm t

CPI N: Chỉ số giá của Việt Nam năm t

e : Tỷ giá giữa VND và đồng tiền nước i năm t (1 ngoại tệ

bằng bao nhiêu VND)

e : Tỷ giá VND và đồng tiền nước i năm cơ sở (1 ngoại tệ bằng bao nhiêu VND)

Nếu REER > 1, thì nội tệ được xem là định giá thực thấp và ngoại tệ được coi là định giá thực quá cao và nó sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại vì nếu chuyển một đồng ngoại tệ sang nội tệ sẽ mua được nhiều hàng hóa trong nước hơn so với nước ngồi. Chính điều này sẽ kích thích xuất khẩu gia tăng.

Nếu REER < 1, thì nội tệ được xem là định giá thực quá cao và ngoại tệ được coi là định giá thực quá thấp, sẽ có tác động xấu đến cán cân thương mại.

Nếu REER = 1, thì sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của hai đồng tiền là như nhau, tức hai đồng tiền là ngang giá sức mua, do đó, tác động làm cho cán cân thương mại cân bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)