Tính tỷ giá thực hiệu lực (REER)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 47 - 52)

Căn cứ công thức (1.1) và (1.2) ở chương I, ta tiến hành tính tốn như sau:

Bước 1: Tính quyền số thương mại ( )

‐ Lấy kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với nước i tại thời điểm t chia cho tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với các nước đó trong “rổ tiền” tại thời điểm t.

Bước 2: Điều chỉnh chỉ số số giá tiêu dùng CPI về năm cơ sở

‐ Chọn kỳ gốc (kỳ cơ sở : e ) là Quý 1/1999 (Q1/1999 = 100 %), công việc điều chỉnh chỉ số giá tiêu dùng CPI của các năm còn lại ở thời điểm t về kỳ cơ sở được thực hiện bằng cách lấy chỉ số giá CPI ở thời điểm t đó chia cho CPI kỳ cơ sở nhân với 100 .

Bước 3: Điều chỉnh TGHĐ danh nghĩa (tính Ei)

‐ Điều chỉnh các tỷ giá còn lại về kỳ cơ sở, bằng cách lấy tỷ giá ở thời điểm t chia cho tỷ giá ở thời điểm gốc rồi sau đó nhân cho 100.

Bước 4: Tính tốn tỷ giá thực đa phương của VND

Kết quả bảng tính REER: Xem thêm phụ lục 10.

Bảng 2.3: Tỷ giá REER từ Quý 1/2008 - Quý 3/2011

Mỹ Pháp Đức Hàn

Quốc Singapore Thái Lan Malay xia Nhật Trung Quốc Úc REER

Q1/2008 14.140 2.774 5.641 11.934 14.307 7.834 5.157 7.852 22.652 9.692 101.983 Q2/2008 13.839 2.273 4.204 11.863 15.575 7.103 6.209 6.682 21.967 9.401 99.114 Q3/2008 15.286 2.218 4.186 8.952 13.056 7.515 4.751 7.498 18.414 7.965 89.842 Q4/2008 17.970 2.278 4.638 8.830 11.939 6.546 4.541 10.679 20.856 5.234 93.511 Q1/2009 17.384 2.297 4.709 9.240 7.300 5.541 4.916 14.077 19.761 4.320 89.545 Q2/2009 15.852 2.259 4.152 10.274 7.691 7.068 5.318 12.937 20.866 5.373 91.790 Q3/2009 15.748 2.092 4.456 10.544 7.547 7.134 4.390 14.777 22.101 5.160 93.948 Q4/2009 14.378 2.131 4.660 10.849 6.976 7.285 4.503 14.824 24.460 5.060 95.126 Q1/2010 15.612 2.533 4.446 11.643 7.218 7.343 5.104 14.102 22.094 5.874 95.969

Q2/2010 15.761 1.865 3.180 11.481 6.855 6.741 5.484 14.366 22.985 5.983 94.700 Q3/2010 17.322 1.773 3.791 13.578 6.553 7.264 5.130 15.638 23.763 4.585 99.397 Q4/2010 14.296 1.992 3.993 13.287 4.873 7.049 6.254 14.849 24.855 6.410 97.858 Q1/2011 14.644 1.896 3.843 15.656 7.623 6.542 5.460 13.161 22.271 5.622 96.720 Q2/2011 14.043 2.305 4.383 13.489 8.249 6.971 5.108 13.398 23.625 5.230 96.800 Q3/2011 13.710 1.754 4.072 12.039 5.124 7.008 4.546 14.886 22.595 6.147 91.881 Q4/2011 13.414 1.714 3.985 12.147 5.386 6.828 4.482 14.508 23.172 6.139 91.115 Nguồn : tác giả tự tính

Qua chỉ số REER tính được ở từng q, có thể nhận thấy rằng chỉ số REER từ năm 1999 đến năm 2005 theo xu hướng tăng, tức là đồng Việt Nam được định giá thấp, có lợi cho xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam, đây cũng chính là thơng điệp điều hành tỷ giá của Chính phủ theo hướng có lợi cho xuất khẩu, vì xuất khẩu của Việt Nam chiếm hơn 70%/GDP. Ta thấy càng về cuối năm 2005, tỷ giá thực hiệu lực có xu hướng ngày càng tiến gần về ngang giá sức mua (tức REER càng gần về 100). Năm 2006 - 2007, REER tiếp tục tăng và vào quý 1/2008, tỷ giá hiệu lực tiến về với ngang giá sức mua (REER = 101,983), liên tiếp các Quý còn lại của năm 2008 REER liên tục giảm mạnh. Vào quý 3/2008, REER giảm xuống cịn 89.842, điều này có nghĩa là tỷ giá đã lệch khỏi vị trí được xem là khá tốt và theo hướng cường giá, tức đồng Việt Nam đang định giá cao hơn 10,158%, thể hiện ở cán cân thương mại trong giai đoạn này thâm hụt rất lớn. Điều này có thể giải thích là do lạm phát của Việt Nam trong năm 2008 nằm ở mức cao.

Đến thời điểm Quý 3/2010, REER đã cải thiện và tiến gần 100 (REER = 99,397) khi Chính phủ đã điều hành linh hoạt tỷ giá chính thức một cách hợp lý hơn. Đến đây, có một điều cần lưu ý là tại Quý 1/2009, REER giảm làm giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam nhưng thực tế, tại quý này cán cân thương mại cải thiện. Điều này có thể được xem là do độ lệch về thời gian tác động của tỷ giá lên xuất nhập khẩu.

Nguồn: IMF, Reuters, tác giả tự tính

Ta thấy từ sau năm 2005 trở đi, lạm phát và tỷ giá gần như song hành, biến động của tỷ giá luôn cùng chiều với lạm phát mà tốc độ lạm phát gần như vượt trội hơn tốc độ tăng của tỷ giá. Đồng Việt Nam tăng giá có ảnh hưởng đến cán cân thương mại cũng như tốc độ lạm phát do đó địi hỏi các nhà hoạch định chính sách quản lý tỷ giá phải điều hành linh hoạt tương ứng với mức giảm của tỷ giá REER, chẳng hạn nếu ta muốn điều chỉnh đồng Việt Nam so với đơ la Mỹ thì cần thiết phải tính ra tỷ giá kỳ vọng dựa trên công thức:

Tỷ giá kỳ vọng = (% tăng/giảm tỷ giá REER) x (tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t) + (tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t).

Khi tỷ giá thực hiệu lực tăng thì cần phải điều chỉnh tăng giá VND lên. Theo cách tính đơn giản:

Tỷ giá thực = (tỷ giá danh nghĩa x giá hàng ngoại)/ giá hàng nội

Hay % tăng/giảm tỷ giá thực tế = % tăng/giảm tỷ giá danh nghĩa - % chênh lệch lạm phát.

Với TGDN Quý 4/2000 là 14.512, CPI điều chỉnh Q4/2000 tại Mỹ là 105,455 tại Việt Nam là 96,533, TGDN Q3/2011 là 20.834, CPI điều chỉnh Q3/2011 tại Mỹ

6070 70 80 90 100 110 120 130 140 150 Hình 2.2: So sánh USD/VND, REER, tỷ lệ X/N cùng chỉ số giá của Việt Nam từ 1999 - 2010

là 137,550, tại Việt Nam là 247,701, với cách tính theo cơng thức nêu trên ta tính được tỷ giá thực Quý 4/2000 (14.512 x 105,455)/96,533 = 15.853, tỷ giá thực Quý 3/2011 = (20.834 x 137,550)/ 247,701 = 11.569, ta xác định được tỷ giá thực tế của USD/VND vào Quý 3/2011 giảm 27,023% so với Quý 4/2000.

Trong khi nếu căn cứ vào tỷ giá thực hiệu lực vào Quý 3/2011 là 91,881 và Quý 4/2000 là 108,480, tức tỷ giá thực hiệu lực Quý 3/2011 giảm 15,3% so với Quý 4/2000. Tuy có khuynh hướng biến động giống nhau, nhưng với cách tính có kể đến ảnh hưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu và chỉ số CPI cho nhiều nước có quan hệ thương mại với Việt Nam, cho phép ta khẳng định rằng chỉ số REER vẫn là căn cứ khoa học được sử dụng để phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và cán cân thương mại, thì khơng nên chỉ dựa vào mối quan hệ giữa giá trị của đô la Mỹ và đồng Việt Nam mà phải dựa vào mối quan hệ với nhiều đồng tiền khác.

Với thực tế biến động USD/VND, thời gian qua đã tạo ra hiện tượng sốt đô la Mỹ trên thị trường hiện nay, người dân và nhà đầu tư hồn tồn có lý do để cho rằng giá trị thực của đô la Mỹ còn cao hơn rất nhiều so với thời điểm hiện tại khi các số liệu thống kê cho thấy tỷ giá cứ tăng ổn định theo bậc thang. Câu hỏi đặt ra là đồng Việt Nam hiện nay được định giá như thế nào, khuynh hướng biến động tỷ giá sẽ đi theo hướng nào?

Trên cơ sở định lượng khoa học, trong phạm vi đề tài nghiên cứu ta tiến hành tính tỷ giá kỳ vọng của đồng tiền Việt Nam so với đô la Mỹ ở từng thời điểm, ta có bảng 2.4:

Bảng 2.4: Tỷ giá danh nghĩa, REER, tỷ giá kỳ vọng qua các quý từ năm Quý 1/2007 đến Quý 4/2011.

Tỷ giá danh nghĩa REER Tỷ giá kỳ vọng

Q1/2007 16,009 106.548 14,861 Q2/2007 16,126 105.717 14,961 Q3/2007 16,075 106.831 15,204 Q4/2007 16,018 104.560 14,977 Q1/2008 16,100 101.983 15,288 Q2/2008 16,840 99.114 15,781 Q3/2008 16,580 89.842 16,989 Q4/2008 17,480 93.511 18,264 Q1/2009 17,720 89.545 18,614 Q2/2009 17,760 91.790 19,573 Q3/2009 17,840 93.948 19,218 Q4/2009 18,469 95.126 18,920 Q1/2010 19,080 95.969 19,369 Q2/2010 19,060 94.700 19,849 Q3/2010 19,450 99.397 20,070 Q4/2010 19,500 97.858 19,567 Q1/2011 20,910 96.720 19,918 Q2/2011 20,824 96.800 21,596 Q3/2011 20,834 91.881 21,490 Q4/2011* 21,011 91.115 22,526

(*) số liệu REER quý 4/2011 là ước tính. Nguồn: NHNN, Reuters và tác giả tự tính.

Từ kết quả bảng trên, ta thấy tỷ giá danh nghĩa vào Quý 2/2011 là 20.824, REER của Việt Nam là 96,800, tức là Việt Nam lên giá 3,2% thì thị trường kỳ vọng vào Quý 3/2011, đồng Việt Nam điều chỉnh xuống mức 20.834 x 3,2% + 20.834 = 21.490. Mức tỷ giá này cũng khá hợp lý so với tỷ giá danh nghĩa hiện nay. So với mục tiêu điều chỉnh tỷ giá trong biên độ 1% của NHNN hiện nay, tỷ giá hiện tại chưa cần thiết điều chỉnh vội, đặc biệt là trong thời điểm cuối năm, thời điểm khá nhạy cảm với sự thay đổi tỷ giá khi cầu ngoại tệ cho thanh toán quốc tế, nhập khẩu vàng, thanh toán nợ vay ngân hàng đè nặng áp lực vào cung ngoại tệ của thị trường, bên cạnh các biến động về tỷ giá mang lại tâm lý cầu thị USD của người dân khá cao khi có biến động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)