Thành công và hạn chế của chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 73 - 76)

y: thu nhập quốc dân (GDP)

2.4. Thành công và hạn chế của chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

đoạn vừa qua.

Nhìn lại lịch sử chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam cho thấy việc sử dụng cả 3 cơng cụ cơ bản của chính sách tỷ giá hối đoái là phương pháp lãi suất chiết khấu, phương pháp thị trường hối đoái và quỹ dự trữ bình ổn tỷ giá hối đối. Tuy nhiên việc vận dụng các cơng cụ này cịn khá hạn chế và chưa thật sự linh hoạt, hiệu quả. Một số tồn tại chủ yếu của chính sách tỷ giá hối đoái giai đoạn này là:

Một là, tỷ giá USD/VND tăng cao do tồn tại tình trạng cơ chế 2 tỷ giá giữa thị

chi phí theo hóa đơn phải trả thêm một khoản phí cao do chênh lệch tỷ giá của 2 kênh thị trường này để tiếp cận được với ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình, vơ hình chung chi phí giá thành sản xuất tăng làm tăng thêm giá cả trong nước. Lạm phát không suy giảm mặc dù NHNN đã cố gắng sử dụng nhiều công cụ làm giảm nhiệt chênh lệch cách biệt giữa tỷ giá giữa 2 thị trường chính thức và phi chính thức.

Hai là, việc điều hành chính sách tỷ giá thiếu linh hoạt dẫn đến mất lòng tin

của người dân và cam kết của NHNN. Thị trường ngoại tệ ngầm tuy chiếm tỷ lệ không cao trên thị trường nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chính sách cũng như các tham số trong hoạch định chính sách của NHNN. Hệ thống các điều hành các chính sách tiền tệ thiếu linh hoạt, một số chính sách gây mâu thuẫn tạo nên sự khơng phù hợp khi tăng lãi suất huy động vốn kết hợp với hỗ trợ lãi suất cho vay nội tệ .

Chính sách hỗ trợ lãi suất khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tiến hành vay vốn bằng VND để mua ngoại tệ của các NHTM thay vì vay vốn bằng ngoại tệ, gây áp lực về cung ngoại tệ đối với các ngân hàng thương mại. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ln tăng cao hơn tốc độ huy động tiền gửi gây áp lực đến lãi suất của thị trường gây nên tình trạng cạnh tranh lãi suất của các NHTM.

Ba là, cơ chế tỷ giá khẳng định là cơ chế thả nổi có quản lý của nhà nước nhưng thực chất lại lại cho thấy cơ chế tỷ giá chưa gắn với cung cầu trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá công bố của NHNN luôn ổn định trong khi tỷ giá các NHTM luôn kịch trần. Đồng nội tệ được đánh giá cao trong khi thị trường lại khơng có những điều chỉnh hợp lý, khiến cho cung cầu ngoại tệ không thể gặp nhau tại tỷ giá mong muốn của chính sách.

Bốn là, tỷ giá hối đối được điều chỉnh nhưng không về vùng ngang giá sức

mua so với rổ tiền tệ, hay nói khác đi NHNN can thiệp khá mạnh tay khi duy trì cơ chế tỷ giá neo cố định với đồng USD. VND được định giá cao làm suy yếu khả năng cạnh tranh trong thương mại quốc tế. Tình trạng cán cân vãng lai thâm hụt lớn do chính sách tỷ giá hối đoái khiến nhập siêu tăng cao kéo theo nhập khẩu lạm phát quốc tế vào Việt Nam gây nên lạm phát kéo dài và không suy giảm.

Năm là, thiếu công cụ thị trường tiền tệ cung cấp nhu cầu thiếu hụt nguồn vốn

ngoại tệ cho thị trường mà đề cập ở đây là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Các giao dịch liên quan đến ngoại tệ của các ngân hàng hiện trên thị trường hiện nay chủ yếu dưới hình thức giao ngay, chưa có các cơng cụ mang tính phịng ngừa rủi ro, cơng cụ phái sinh cịn ít được áp dụng hoặc chỉ mới đưa vào áp dụng như các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, giao dịch hoán đổi và các hình thức hốn đổi lãi suất, hốn đổi tiền tệ cịn khá hạn chế.

Nhìn chung, giai đoạn 2008 – 2011, chính sách tỷ giá hối đối của NHNN đã cố gắng phối hợp các công cụ với nhau nhằm ổn định tỷ giá, ổn định tiền tệ, tuy nhiên, các công cụ được sử dụng thiếu sự phối hợp thống nhất cũng như cho thấy Chính phủ đã khơng tiên liệu được hết khả năng các chính sách này gây ra tình trạng lạm phát kéo dài và tăng mạnh, dẫn đến các ưu tiên chính sách thay đổi chậm và không phù hợp khiến cho chi phí phải trả cho lạm phát của Việt Nam tăng cao, cũng như tâm lý mất lòng tin vào đồng nội tệ gia tăng trong lòng người dân và các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đề cập thực tiễn điều hành TGHĐ Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó, tác giả ngụ ý rằng trong khuôn khổ thể chế và bối cảnh nền kinh tế hiện nay, NHNN dù muốn cũng không thể tự mình giải quyết bài tốn tỷ giá. Ngun nhân không chỉ nằm ở giới hạn về thẩm quyền của NHNN và hiệu lực của chính sách tiền tệ, mà cịn nằm ở chính cơ cấu của nền kinh tế. Đồng thời, trong chương này, tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng để phân tích tác động tỷ giá đối với cán cân thương mại dựa vào cách tiếp cận tỷ giá mục tiêu - là tỷ giá thực đa phương - nhằm chứng minh rằng việc phá giá tiền tệ không mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay. Cuối cùng, luận văn phân tích vĩ mơ đối nội và đối ngoại để thấy rõ hơn thực trạng của nền kinh tế Việt Nam, từ đó để đưa ra những chính sách cân bằng vĩ mơ thơng qua giải pháp chính sách tỷ giá của Việt Nam góp phần ổn định tiền tệ được đề cập trong chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam góp phần ổn định tiền tệ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)