Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với nhãn hiệu bắp giống DK của công ty TNHH DEKALB việt nam tại thị trường đông nam bộ (Trang 59 - 62)

4.2 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

4.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá đƣợc sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Theo Hair & ctg (1998), tiêu chuẩn để chọn các biến phải có tổng phƣơng sai trích thấp nhất là 50% (Gerbing & Anderson, 1998).

Trong kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá, chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) đƣợc dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Theo đó, trị số KMO phải nằm trong khoảng giá trị từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới có ý nghĩa, nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố khơng thích hợp với các dữ liệu.

Phân tích nhân tố còn dựa vào Eigenvalue để xác định số lƣợng nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới đƣợc giữ lại trong mô hình. Đại lƣợng Eigenvalue chỉ ra lƣợng biến thiên đƣợc giải thích bởi nhân tố.

Ngồi ra, ma trận nhân tố (component matrix) hay ma trận nhân tố khi các yếu tố đƣợc xoay (rotated component matrix) chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố. Hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tƣơng quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết các biến và các nhân tố có liên quan chặc chẽ với nhau không. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp trích nhân tố (principal component) nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các thành phần của giá trị cảm nhận cho thấy các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5. Tuy nhiên, biến quan sát QV3 (Giống bắp nhãn hiệu DK có tỷ lệ mọc cao) bị loại vì có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5. Hiện nay, theo đánh giá của nông dân, tỷ lệ mọc sau khi trồng của các giống thuộc nhãn hiệu bắp DK của Dekalb chỉ ở mức chấp nhận đƣợc (khoảng 80-85%), sở dĩ nhƣ vậy một phần cũng do nguồn giống bố mẹ trong việc tạo gen ban đầu. Hệ số tải nhân tố nhỏ nhất là MV4 (Giá bắp giống nhãn hiệu DK không biến động thất thƣờng) = 0.567; hệ số KMO = 0.842; phƣơng sai trích bằng 58,239% > 50% nên thang đo đƣợc chấp nhận, điều này có ý nghĩa 5 nhân tố này giải thích đƣợc 58,239% biến thiên của dữ liệu; mức ý nghĩa của kiểm định Barlett là 0,000, chứng tỏ các biến quan sát tƣơng quan với nhau trên phạm vi tổng thể. Thông số Eigenvalue = 1,191 > 1, do đó các nhân tố thành phần có ý nghĩa.

Bảng 4.3 . Kết quả phân tích nhân tố EFA của thành phần giá trị cảm nhận

(Kết quả được trình bày chi tiết ở phụ lục 7)

STT Biến quan sát

Hệ số tải nhân tố của các thành phần Tên nhân tố 1 2 3 4 1 EV4(sản phẩm đƣợc bảo hành) 0,804 EV 2 EV3(chƣa bao giờ nghe có sự cố) 0,767

3 EV5(giá bắp thƣơng phẩm tốt) 0,753 4 EV2(có quy trình kỹ thuật rõ ràng) 0,737 5 EV1(nhân viên tƣ vấn rõ ràng) 0715

6 MV3(giúp tiết kiệm chi phí) 0,844

MV 7 MV2(giá cả tƣơng xứng chất lƣợng) 0,812

8 MV1(giá cả chấp nhận đƣợc) 0,759 9 MV4(không biến động thất thƣờng) 0,567

10 QV5(lá xanh đến lúc thu hoạch) 0,755

QV 11 QV1(màu sắc hạt đẹp) 0,695

12 QV6(năng suất cao và ổn định) 0,655 13 QV4(trồng đƣợc dày) 0,626 14 QV2(hạt có kích cỡ đồng đều) 0,568 15 R3(nhiều ngƣời nói tốt nên chọn) 0,748

R 16 R2(ngƣời quen giới thiệu) 0,742

17 R1(nhãn hiệu bắp uy tín) 0,703

Giá trị Eigen 5,230 2,851 1,211 1,191

Phƣơng sai trích 29,055 15,840 6,726 6,618

Hệ số KMO = 0,842

Với kết quả phân tích EFA nhƣ trên cho thấy, các thang đo thành phần của giá trị cảm nhận khách hàng đạt giá trị hội tụ, hay các biến quan sát đã đại diện đƣợc cho các khái niệm nghiên cứu cần đo lƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với nhãn hiệu bắp giống DK của công ty TNHH DEKALB việt nam tại thị trường đông nam bộ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)