2.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠ
2.2.3.1 Chỉ tiêu dư nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân
Số lượng khách hàng
Eximbank ln tập trung mở rộng quy mơ, tăng trưởng tín dụng; và kết quả đạt được là số lượng khách hàng tăng dần qua mỗi năm. Nhưng năm 2012 số lượng khách hàng tăng ít hơn năm 2011 do ảnh hưởng bởi tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, lãi suất nhiều biến động, cạnh tranh cao giữa các ngân hàng.
Bảng 2.3: Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng của Eximbank từ năm 2010 - 2012
Khách hàng 2010 2011 2012 % (+/-) Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2011/ 2010 2012/ 2011 Cá nhân 32,211 86% 34,472 87% 35,158 88% 7.0% 2.0% Doanh nghiệp 5,249 14% 5,367 13% 4,866 12% 2.2% -9.3% Tổng cộng 37,460 100% 39,839 100% 40,024 100% 6.4% 0.5%
Nhìn vào bảng số liệu 2.3, ta thấy số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng của Eximbank năm 2010 là 37,460 người, trong đó khách hàng cá nhân chiếm đến 86% tổng số khách hàng. Năm 2011 là 39,839 khách hàng, tăng thêm 2,379 khách hàng so với năm 2010, tỷ lệ gia tăng là 6.4% và khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 87%. Sang năm 2012 tiếp tục tăng thêm 185 khách hàng, tỷ lệ gia tăng 0.5%; khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 88%. Có thể thấy số lượng khách hàng của Eximbank có xu hướng tăng chậm lại. Tuy nhiên trong cơ cấu khách hàng có quan hệ tín dụng thì khách hàng cá nhân vẫn tăng về số lượng và tỷ trọng qua mỗi năm so với khách hàng doanh nghiệp lại giảm dần về số lượng và tỷ trọng.
Dư nợ cho vay cá nhân và tỷ trọng trên tổng dư nợ
Dựa vào bảng số liệu 2.4 ta thấy về mặt số tuyệt đối thì tổng dư nợ tăng qua các năm 2010 – 2012, tuy nhiên có xu hương tăng nhẹ dần. Năm 2011 tổng dư nợ tăng 12,319 tỷ đồng (# +19.76%) so với năm 2010, nguyên nhân là do năm 2011
Chính phủ ra Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội , theo đó NHNN buộc các NHTM phải tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tăng trưởng tín dụng trong cả năm 2011 là dưới 20%, giảm tỷ lệ dư nợ phi sản xuất đến cuối năm xuống dưới 16%. Đến năm
2012 tổng dư nợ tăng nhẹ 254 tỷ đồng (# + 0.34%) so với năm 2011, nguyên nhân là do bối cảnh nền kinh tế suy thoái và những dự báo bi quan về triển vọng phục hồi, nhu cầu vay vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và vay vốn tiêu dùng của các cá nhân đều sụt giảm.
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tại Eximbank từ năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Dư nợ 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 (+/-)
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 2011/2010 2012/2011
Cá nhân 21,649 35% 18,770 25% 26,468 35% -13.30% 41.01%
Doanh
nghiệp 40,700 65% 55,898 75% 48,454 65% 37.34% -13.32%
Tổng dư nợ 62,348 100% 74,668 100% 74,922 100% 19.76% 0.34% (Nguồn: Báo cáo nội bộ của Eximbank )
Theo đó, dư nợ cá nhân cũng không ổn định, biến động giảm rồi tăng qua 3 năm phân tích. Vào thời điểm 31/12/2011 thì dư nợ cá nhân giảm 13.3%, tương ứng giảm 2,879 tỷ đồng, đến 31/12/2012 dư nợ cá nhân lại tăng 41%, tương ứng tăng 7,698 tỷ đồng.
Tỷ trọng dư nợ khách hàng doanh nghiệp luôn cao từ 65%-75%, còn dư nợ khách hàng cá nhân chỉ chiếm 25%-35% tổng dư nợ, trong khi số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao (như đã phân tích ở trên). Điều này cũng dễ hiểu vì số lượng khách hàng cá nhân tuy nhiều nhưng mỗi cá nhân thường vay rất ít khi vay kinh doanh nhỏ, vay tiêu dùng, vay mua xe, hay vay cán bộ công nhân viên…chỉ những cá nhân vay bổ sung vốn kinh doanh lớn hoặc mua bất động sản thì nhu cầu vay mới cao; trong khi khách hàng doanh nghiệp thường có nhu cầu vay để bổ sung vốn lưu động phục vụ cho công việc kinh doanh hoặc vay vốn để đầu tư tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) nên nhu cầu vay thường cao, do đó mặc dù lượng khách hàng ít nhưng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp cao là điều bình thường.
Dư nợ cho vay cá nhân theo cơ cấu sản phẩm
Trong cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo cơ cấu sản phẩm thì tỷ trọng các sản phẩm cho vay có nhiều biến động qua 3 năm 2010 đến 2012.
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng dành cho KHCN theo cơ cấu sản phẩm năm 2010 - 2012 năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Sản phẩm 2010 2011 2012 % (+/-) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2011/ 2010 2012/ 2011 CV mua bất động sản 7,237 33% 7,007 37% 5,250 20% -3% -25% CV mua phương tiện vận tải 344 2% 312 2% 199 1% -9% -36% CV du hoc 97 0% 40 0% 230 1% -59% 477% CV tiêu dùng sinh hoạt khác 7,049 33% 830 4% 1,381 5% -88% 66% CV CBNV EIB 594 3% 777 4% 910 3% 31% 17%
CV CBCNV tổ
chức khác 91 0% 51 0% 35 0% -44% -31%
CV cá nhân khác 6,237 29% 9,753 52% 18,464 70% 56% 89%
Tổng dư nợ cá
nhân 21,649 100% 18,770 100% 26,468 100% -13% 41%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Eximbank ) Năm 2010, dư nợ cho vay mua bất động sản và cho vay tiêu dùng sinh hoạt khác chiếm tỷ trọng cao nhất (33% tổng dư nợ cá nhân) rồi mới đến cho vay cá nhân khác (29%). Đến năm 2011 thì tỷ trọng dư nợ cho vay mua bất động sản tăng lên 37%, trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng sinh hoạt khác lại giảm xuống chỉ còn 4%, còn tỷ trọng cho vay cá nhân khác lại tăng lên 52%. Nguyên nhân là do sản phẩm cho vay tiêu dùng sinh hoạt khác chính là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, đây là sản phẩm mang tính chất ngắn hạn, KH thường vay thời gian ngắn khi cần tiền mà sổ tiết kiệm chưa đến hạn rút, để tránh việc giảm lãi KH thường thế chấp sổ tiết kiệm này để vay lại cho đến ngày đáo hạn sổ; hoặc KH kinh doanh chênh lệch giá vàng lên xuống mà sẽ thế chấp sổ tiết kiệm vàng vay tiền đồng hoặc thế chấp sổ tiết kiệm tiền đồng vay vàng. Nên nó sẽ mang tính chất thời điểm, vào thời điểm này giá vàng biến động nhiều, không theo xu hướng thông thường nên KH ít có nhu cầu vay nên số liệu khá thấp. Đến năm 2012 thì tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản giảm chỉ còn 20%, tỷ trọng cho vay cá nhân khác tăng lên 70%. Điều này cũng dễ hiểu, thị trường bất động sản đóng băng khiến nhu cầu KH vay mua bất động sản cũng giảm theo; cho vay cá nhân khác tăng mạnh mẽ là do lượng KH có nhu cầu vay kinh doanh và tiêu dùng thật sự tăng.