Dư nợ tín dụng dành cho KHCN theo cơ cấu sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phẩn xuất nhập khẩu việt nam (Trang 51 - 55)

năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Sản phẩm 2010 2011 2012 % (+/-) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2011/ 2010 2012/ 2011 CV mua bất động sản 7,237 33% 7,007 37% 5,250 20% -3% -25% CV mua phương tiện vận tải 344 2% 312 2% 199 1% -9% -36% CV du hoc 97 0% 40 0% 230 1% -59% 477% CV tiêu dùng sinh hoạt khác 7,049 33% 830 4% 1,381 5% -88% 66% CV CBNV EIB 594 3% 777 4% 910 3% 31% 17%

CV CBCNV tổ

chức khác 91 0% 51 0% 35 0% -44% -31%

CV cá nhân khác 6,237 29% 9,753 52% 18,464 70% 56% 89%

Tổng dư nợ cá

nhân 21,649 100% 18,770 100% 26,468 100% -13% 41%

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Eximbank ) Năm 2010, dư nợ cho vay mua bất động sản và cho vay tiêu dùng sinh hoạt khác chiếm tỷ trọng cao nhất (33% tổng dư nợ cá nhân) rồi mới đến cho vay cá nhân khác (29%). Đến năm 2011 thì tỷ trọng dư nợ cho vay mua bất động sản tăng lên 37%, trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng sinh hoạt khác lại giảm xuống chỉ còn 4%, còn tỷ trọng cho vay cá nhân khác lại tăng lên 52%. Nguyên nhân là do sản phẩm cho vay tiêu dùng sinh hoạt khác chính là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, đây là sản phẩm mang tính chất ngắn hạn, KH thường vay thời gian ngắn khi cần tiền mà sổ tiết kiệm chưa đến hạn rút, để tránh việc giảm lãi KH thường thế chấp sổ tiết kiệm này để vay lại cho đến ngày đáo hạn sổ; hoặc KH kinh doanh chênh lệch giá vàng lên xuống mà sẽ thế chấp sổ tiết kiệm vàng vay tiền đồng hoặc thế chấp sổ tiết kiệm tiền đồng vay vàng. Nên nó sẽ mang tính chất thời điểm, vào thời điểm này giá vàng biến động nhiều, không theo xu hướng thông thường nên KH ít có nhu cầu vay nên số liệu khá thấp. Đến năm 2012 thì tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản giảm chỉ còn 20%, tỷ trọng cho vay cá nhân khác tăng lên 70%. Điều này cũng dễ hiểu, thị trường bất động sản đóng băng khiến nhu cầu KH vay mua bất động sản cũng giảm theo; cho vay cá nhân khác tăng mạnh mẽ là do lượng KH có nhu cầu vay kinh doanh và tiêu dùng thật sự tăng.

2.2.3.2 Chỉ tiêu dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay cá nhân

Dư nợ quá hạn cho vay cá nhân tăng mạnh năm 2011 (+ 103.24%) từ 347 tỷ đồng năm 2010 lên 706 tỷ đồng năm 2011, năm 2012 tăng nhẹ hơn (+35.13%) so với năm 2011 với dư nợ là 953 tỷ đồng; tuy nhiên lượng khách hàng quá hạn tăng mỗi năm chỉ có 18%, như vậy nếu tính theo trung bình thì mỗi khách hàng q hạn ngày càng nhiều, năm 2010 là 0.23 tỷ đồng/KH, năm 2011 là 0.39 tỷ đồng/KH và năm 2012 là 0.44 tỷ đồng/KH. Tuy nhiên so với dư nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp thì dư nợ quá hạn cá nhân chỉ gần bằng khoảng ½ dư nợ quá hạn doanh

nghiệp mặc dù số lượng khách hàng cá nhân quá hạn cao hơn rất nhiều lần so với khách hàng doanh nghiệp bị quá hạn từ 5 đến 7 lần; điều này cho thấy cho vay doanh nghiệp mặc dù dư nợ cao hơn nhưng rủi ro cũng sẽ cao hơn vì lượng tiền tập trung vào 1 khách hàng nhiều, nếu KH đó suy giảm hoặc mất khả năng trả nợ sẽ dẫn đến nợ quá hạn tăng nhanh; cịn cho vay khách hàng cá nhân thì rủi ro sẽ được phân tán qua nhiều khách hàng.

Bảng 2.6: Dư nợ quá hạn khách hàng cá nhân của Eximbank từ năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Khách hàng Số tiền Khách hàng Số tiền Khách hàng - Cá nhân quá hạn 347 1,542 706 1,831 953 2,168

- Doanh nghiệp quá hạn 779 210 1,461 351 2,057 445

Tổng quá hạn 1,126 1,752 2,167 2,182 3,011 2,613 DN Cá nhân 21,649 32,211 18,770 34,472 26,468 35,158 Tỷ trọng DNCN quá hạn/DNCN 1.60% 3.76% 3.60% Tổng dư nợ 62,348 37,460 74,668 39,839 74,922 40,024 Tỷ trọng DNCN quá hạn/Tổng DN 0.56% 0.94% 1.27%

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Eximbank )

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay cá nhân trên dư nợ cho vay cá nhân phản ánh chất lượng của các khoản vay trước đó. Tỷ lệ này biến động qua các năm. Nếu như năm 2010, tỷ lệ này bằng 1.6% thì sang năm 2011 tăng lên 3.76%, năm 2012 giảm nhẹ còn 3.6%.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay cá nhân trên tổng dư nợ của Eximbank cũng tăng qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ này bằng 0.56% thì sang năm 2011 tỷ lệ này là 0.94% và năm 2012 là 1.27%. Ta thấy năm 2011 mặc dù dư nợ cá nhân giảm nhưng nợ quá hạn cá nhân lại tăng lên, đây là kết quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng

trong thời gian trước đó. Đến năm 2012 thì dư nợ cá nhân tăng nhưng dư nợ cá nhân quá hạn lại tăng ít hơn, cho thấy Eximbank đã siểm sốt cơng tác cho vay tốt hơn nhưng chất lượng tín dụng cá nhân vẫn chưa thật sự được nâng cao.

* Để đánh giá chính xác hơn chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Eximbak, ta cần xem xét thêm tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay cá nhân. Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng được xếp vào nhóm nợ chứa đựng mức độ rủi ro cao (nợ nhóm 3, 4 và 5).

Bảng 2.7: Cơ cấu Dư nợ cá nhân phân theo nhóm của Eximbank từ 2010-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

NHÓM NỢ 2010 2011 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nhóm 1 21,301.42 98.40% 18,064.86 96.24% 25,514.73 96.40% Nhóm 2 121.38 0.56% 293.66 1.56% 509.72 1.93% Nhóm 3 75.43 0.35% 146.90 0.78% 43.19 0.16% Nhóm 4 44.31 0.20% 137.27 0.73% 96.68 0.37% Nhóm 5 106.06 0.49% 127.22 0.68% 303.85 1.15% Dư nợ CVCN 21,648.59 100.00% 18,769.92 100.00% 26,468.16 100.00%

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Eximbank ) Thông qua bảng cơ cấu nợ cho vay cá nhân phân theo nhóm như trên, chúng ta thấy rằng cơ cấu nợ theo nhóm của Eximbank trong thời gian qua có nhiều thay đổi theo hướng rủi ro hơn, nợ kém chất lượng ngày càng tăng lên về lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay cá nhân tăng rồi giảm nhẹ. Nợ nhóm 1 - nợ đủ tiêu chuẩn - bao gồm các khoản vay có chất lượng cao nhất, tiềm năng đem lại lợi nhuận cao Eximbank và sự tăng lên của nhóm nợ này thể hiện chất lượng tín dụng ngày càng gia tăng. Năm 2010, nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng 98.4% tổng dư nợ. Sang năm 2011 thì nợ nhóm 1 giảm đi về số tuyệt đối và tỷ trọng cũng giảm, chiếm 96.24% tổng dư nợ cho vay cá nhân. Năm 2012, tỷ trọng nợ nhóm 1 lại chiếm 96.4% và lại tăng về số tuyệt đối. Điều đó cho thấy là tỷ trọng dư nợ cho vay cá

và nhóm 5) theo thời gian cũng có sự tăng vọt về lượng cũng như tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay cá nhân.

Nợ nhóm 2 – nợ cần chú ý - biến động tăng dần qua các năm; năm 2010 là 121.38 tỷ đồng , chiếm 0.56% trong tổng nợ cho vay cá nhân thì đến 2011 tăng lên 293.66 tỷ đồng (chiếm 1.56%) và 2012 lại tăng lên 509.72 tỷ đồng (chiếm 1.93%).

Nhóm nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) tăng dần theo thời gian; năm 2010 là 225.79 tỷ đồng (chiếm 1.04% tổng dư nợ cá nhân), năm 2011 tăng lên 411.4 tỷ đồng (chiếm 2.19%), đến năm 2012 là 443.71 tỷ đồng (chiếm 1.68%); ta thấy mặc dù nhóm nợ xấu này biến động tăng về mặt giá trị tuyệt đối nhưng về mặt tỷ trọng trên dư nợ cá nhân lại giảm trong năm gần nhất. Đặc biệt trong nhóm này là sự gia tăng lớn của nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn, chứng tỏ chất lượng cho vay cá nhân tại Eximbank cần phải được tập trung cải thiện và nâng cao.

2.2.3.3 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phẩn xuất nhập khẩu việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)