Xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 91 - 93)

Bảng 2.7 : Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s anpha

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ

3.3.4 Xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động bán lẻ chuyên nghiệp, chất lượng cao, ổn định nhằm đảm bảo hiệu quả và tăng cường lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Xây dựng các chính sách tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, khuyến khích cán bộ bán lẻ hợp lý, đảm bảo thu hút cán bộ có năng lực kinh nghiệm làm việc lâu dài tại BIDV. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên

Cán bộ, nhân viên là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng, đó cũng là những vấn đề mà khách hàng phàn nàn nhiều nhất và mong muốn nhiều nhất từ ngân hàng. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tạo được hình ảnh thân thiện trong lịng khách hàng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp rất quan trọng, có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của BIDV. Thực hiện giải pháp này, BIDV nên tập trung trên các phương diện sau:

Thứ nhất,thực hiện các giải pháp đổi mới trong công tác tuyển dụng nhân lực như đổi mới quy trình tuyển dụng lao động; xây dựng website tuyển dụng lao

động và phần mềm thi tuyển; triển khai tuyển dụng theo vị trí chức danh công việc gắn với bản mô tả công việc (bao gồm cả tuyển dụng chuyên gia và các vị trí lãnh đạo)…

Thứ hai, nhóm giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, cụ thể: xây dựng Quy chế tổ chức khảo thí; xây dựng khung chương trình đào

tạo theo khối nghiệp vụ; xây dựng cơ chế tuyển chọn nhân tài; tổ chức sát hạch đối với cán bộ để xác định nhu cầu đào tạo; tập trung bổ sung hoàn thiện kỹ năng quản trị điều hành và ngoại ngữ đối với lãnh đạo các cấp. Định kỳ tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời, lập kế hoạch cử các cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây dựng

80

được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nồng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai. Đối với những nhân viên mới lẫn nhân viên cũ, cần làm cho họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu, học tập để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và những kiến thức xã hội, gắn lý luận với thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả

Thứ ba,nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác đánh giá cán bộ:

xây dựng được tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ gắn với từng vị trí cơng việc; tổ chức sát hạch định kỳ hàng năm để xác định thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ - làm cơ sở cho việc bố trí cán bộ, xếp lương, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm. Xây dựng chương trình tính toán, phân bổ chi phí – thu nhập liên quan tới hoạt động bán lẻ; Xây dựng các chính sách, cơ chế động lực về lương, thưởng nhằm khuyến khích kịp thời, hiệu quả, cơng bằng, minh bạch tới các đơn vị, cá nhân phát triển tốt hoạt động NHBL, mang lại hiệu quả cao và ít rủi ro cho Ngân hàng.

Thứ tư,đối với công tác luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm: thực hiện rà

soát, xây dựng quy định luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; triển khai công tác luân chuyển cán bộ giữa Trụ sở chính với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên nhằm đào tạo cán bộ; tích cực lựa chọn cán bộ chủ chốt có năng lực, đủ điều kiện để sẵn sàng thay thế cán bộ lãnh đạo ở các đơn vị trì trệ, yếu kém…

Thứ năm,trong cơng tác quản lý lao động tiền lương: triển khai nghiên cứu

hồn thiện cơ chế tiền lương theo vị trí cơng việc; rà sốt hồn thiện hệ thống văn bản chính sách về cơng tác quản lý lao động tiền lương; lựa chọn đối tác xây dựng và triển khai áp dụng chương trình Quản trị nhân sự tiền lương tổng thể; xây dựng sổ tay nhân viên, sổ tay lãnh đạo. Phải nổ lực thực hiện một cách tồn diện các nhóm giải pháp, bởi lẽ mỗi giải pháp đều có vai trị nhất định đóng góp vào kết quả thực hiện phương án tái cơ cấu BIDV.

Thứ sáu, quan trọng nhất là đổi mới trong quan điểm của cán bộ là: làm

kinh doanh, cán bộ bán hàng thay vì cán bộ nghiệp vụ: cán bộ quan hệ khách hàng chứ không phải cán bộ tín dụng

81

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)