Một số nhà cung cấp gỗ cho Scancom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm phát hoàn thiện hoạt động marketing xuất khẩu tại công ty scancom việt nam đến năm 2020 (Trang 67)

Nhà cung cấp Nguyên liệu Nguồn gốc gỗ

OLAM Gỗ tếch Brazil

Araupel, Flosul Bạch đàn Brazil

Klabin Bạch đàn Brazil

Arbor Bạch đàn Uruguay

(Nguồn: Phòng thu mua nguyên vật liệu Scancom) Công ty lựa chọn nguồn cung cấp gỗ từ các nước Nam Mỹ xa xôi bởi nguồn cung từ các nước này khá dồi dào, gỗ trồng chất lượng đạt tiêu chuẩn kiểm định. Các nhà cung cấp gỗ trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia đã quyết định ngưng xuất khẩu gỗ xẻ, thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường, hạn chế khai thác gỗ rừng trồng trong nước, các nhà cung cấp lân cận từ Lào, Myanmar thì nguồn cung nguyên liệu gỗ chưa đủ tiêu chuẩn. Scancom cũng không lựa chọn được nhà cung cấp gỗ trong nước, bởi nguồn cung nguyên liệu gỗ chưa đủ số lượng lớn và chưa đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang thị trường khó tính Âu Mỹ. Các nguồn ngun liệu khác như mây, tre, kính là những loại nguyên liệu chiếm tỷ trọng thấp trong hoạt động sản xuất chế biến đồ gỗ, công ty lựa chọn các nhà cung cấp trong nước, còn lại các loại nhựa và kim loại vẫn chưa thay thế hoàn toàn bằng nhà cung cấp trong nước mà vẫn nhập khẩu Trung Quốc và Indonesia.

2.4.2.3 Khách hàng

Theo xu hướng tiêu dùng quốc tế hiện nay, khách hàng dành rất nhiều quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu gỗ làm ra sản phẩm. Theo ý kiến phản hồi từ các nhà bán lẻ lớn như WalMart của Hoa Kỳ hay Carrefour của Pháp cho nhà cung cấp Scancom thì hiện tại họ yêu cầu các nhà cung cấp đồ gỗ nước ngồi khơng chỉ là các giấy tờ về nước xuất xứ của gỗ ngun liệu mà cịn phải chứng minh tính

bền vững của sản phẩm thông qua hệ thống xác nhận của một bên thứ ba độc lập. Các tiêu chuẩn về gỗ hợp pháp giờ đã trở thành các tiêu chuẩn tối thiểu, bởi cùng với đó cịn có các u cầu về chứng nhận độc lập, xu thế này ngày càng phát triển và tới nay đã trở thành một thông lệ phổ biến cho những nhà cung cấp đỗ gỗ trên thế giới. Hơn nữa là người tiêu dùng cuối cùng tại các quốc gia phát triển lại rất quan tâm đến yếu tố “xanh” trong môi trường, đây được xem là yếu tố truyền cảm hứng, bởi một sản phẩm xanh phải làm ra từ các nguyên liệu bền vững.

Do đó, các nhà sản xuất sẽ phải chứng minh sản phẩm của họ mang tính bền vững, nếu sản phẩm có yếu tố bền vững, nhà sản xuất sẽ có lợi thế so sánh so với những nhà cung cấp khác. Nhà sản xuất đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc gỗ đồng nghĩa với việc có thể tiếp cận được những thị trường rộng lớn về đồ gỗ, đây sẽ là một thách thức lớn và là cơ hội cho những doanh nghiệp nào có thể thỏa mãn được các điều kiện về rào cản kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng tại các quốc gia Âu Mỹ.

2.4.2.4 Trung gian marketing Các trung gian phân phối Các trung gian phân phối

Các nhà bán sỉ lớn là những ông chủ trên khắp thế giới và có nhiều quyền năng trong việc chi phối mua và bán hàng, họ mua hàng trực tiếp từ nhà cung cấp Scancom với số lượng lớn, nhận được nhiều chiết khấu thương mại về giá bán và bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Các nhà bán lẻ thường là chuyên gia về sản phẩm và dịch vụ, họ thường có nhiều cửa hàng thuộc cùng một chủ sở hữu hoạt động trong một thành phố hoặc một địa phương tại một quốc gia, như chuỗi cửa hàng Mom & Pop của Mỹ mua hàng từ nhà cung cấp Scancom đưa về một trung tâm chứa hàng và sau đó phân phối đến các cửa hàng riêng của mình.

Các cơng ty vận chuyển

Hiện nay có hàng trăm cơng ty cung cấp dịch vụ vận tải hoạt động tại Việt Nam, các công ty vận tải này thường cung cấp thêm một số dịch vụ kèm theo như thủ tục hải quan, thuê container, thuê tàu, cả dịch vụ đóng gói chuyên nghiệp…Đồ gỗ có thể được chuyển từ Việt Nam sang bất kỳ một nước nào trên thế giới bằng

đường biển hoặc bằng đường không, hoặc có thể bằng xe tải đến nước láng giềng như Trung Quốc, Lào và Campuchia. Một số công ty chuyển phát nhanh mới bắt đầu hoạt động tại Việt Nam như DHL, UPS, FedEx, EMS…hỗ trợ hoạt động giao dịch kinh doanh của các nhà xuất khẩu Việt Nam với khách hàng tại bất cứ nước nào. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong công ty thì vận đơn đường biển và đường hàng không ở Việt Nam đắt đỏ hơn rất nhiều so với Trung Quốc, đây sẽ là cản trở lớn ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam.

Các hội chợ triễn lãm quốc tế

Các hội chợ triễn lãm quốc tế được xem như sàn giao dịch kinh doanh, cung cấp thông tin quốc tế về lĩnh vực đồ gỗ nội ngoại thất và đem đến nhiều cơ hội xuất khẩu cho các nhà bán sỉ lẻ, nhà sản xuất qua tiếp xúc và tìm kiếm khách hàng tại các cuộc hội chợ triển lãm.

2.4.2.5 Công chúng Giới truyền thông Giới truyền thông

Giới truyền thông Âu Mỹ cho thấy họ đánh giá cao những nổ lực của Scancom và hình ảnh chất lượng sản phẩm và thương hiệu Scancom khi liên tục ưu ái nhắc đến sự xuất hiện của công ty sau những lần tham gia hội chợ. Scancom nhận được sự ủng hộ và nhìn nhận là doanh nghiệp ln kinh doanh vì trách nhiệm cộng đồng và thể hiện mong muốn liên kết sự phát triển bền vững của công ty với xã hội và mơi trường.

Giới tài chính

Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ hiện nay nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiều từ các tổ chức tài chính trong và ngồi nước. Chính phủ và các hiệp hội ban ngành trong nước đã thành lập nhiều nguồn quỹ đầu tư tài chính như quỹ hỗ trợ xuất khẩu quốc gia, quỹ hỗ trợ phát triển khoa học cơng nghệ, quỹ từ các chương trình xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho các nhà sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vay tín dụng xuất khẩu, đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật và tham gia vào các gian hàng hội chợ triễn lãm trong ngồi nước.Ngồi nguồn vốn vay nói trên, các

nhà sản xuất và xuất khẩu đồ gỗcó thể vay vốn từ hệ thống tài chính của Việt Nam theo quy định của luật tín dụng. Gần đây, có rất nhiều vốn và khoản đầu tư nước ngồi muốn đầu tư vào các cơng ty chế biến gỗ Việt Nam như Tập đồn tài chính quốc tế thuộc ngân hàng thế giới, Vincapital, Quỹ đầu tư Aureos, Indochina Capital, Mekông, Penm.

Giới hiệp hội và tổ chức xã hội

Bên cạnh tốc đô gia tăng về số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ thì những năm qua cũng có rất nhiều hiệp hội chế biến gỗ được hình thành như Hiệp hội gỗ và sản phẩm từ rừng Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội gỗ Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) và nhiều hiệp hội ở các tỉnh tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ. Các hiệp hội được thành lập nhằm hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, hằng năm các hiệp hội ngành gỗ trong nước thường xuyên tổ chức hội họp cho các doanh nghiệp trong ngành được gặp gỡ, chia sẽ thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường qua các cuộc hội chợ xúc tiến thương mại. Hiệp hội còn hỗ trợ các doanh nghiệp về các dịch vụ tư vấn tài chính, sản xuất, đầu tư và tiếp thị. Gần đây là sự xuất hiện của các hiệp hội ban ngành quốc tế tại Việt Nam như SGS (Thụy Sỹ), OMIC (Nhật Bản), Vinalcontrol (Việt Nam) để có thể được các nhà nhập khẩu uỷ quyền tiến hành kiểm duyệt chất lượng nguồn gốc gỗ.

2.4.2.6 Sản phẩm thay thế

Theo như dự báo các chuyên gia ngành gỗ trong những năm tới, nhu cầu về đồ gỗ trên thế giới vẫn tiếp tục tăng cao, vì vậy sản phẩm thay thế ít có khả năng tác động nhiều đến đồ gỗ. Tuy nhiên, do đặc điểm nguồn gỗ ngày càng khan hiếm, ý thức về bảo vệ môi trường của khách hàng nên bên cạnh việc sử dụng đồ gỗ thuần túy thì có một xu hướng đang gia tăng là sử dụng đồ gỗ kết hợp với những chi tiết bằng vật liệu khác như kim loại, hỗn hợp nhựa, vì thế các doanh nghiệp cần chú ý nghiên cứu và phát triển những sản phẩm gỗ kết hợp với các vật liệu khác ngồi gỗ để khơng q lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ truyền thống và cũng làm mới cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.

 Sau khi phân tích và khảo sát ý kiến đánh giá của chuyên gia về các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động marketing xuất khẩu của công ty Scancom, tác giả xây dựng ma trận EFE để đánh giá các cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động marketing xuất khẩu của công ty như sau:

Bảng 2.15: Ma trận EFE đánh giá về hoạt động marketing xuất khẩu công ty Scancom STT Các yếu tố đánh giá Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Tình hình kinh tế hồi phục và tăng trưởng 0.09 4 0.35

2 Nhu cầu đồ gỗ ngày càng tăng 0.08 4 0.32

3 Lực lượng lao động dồi dào 0.08 3 0.23

4 Cơ sở hạ tầng phục vụ ngành gỗ phát triển 0.07 3 0.22

5 Nhận được hỗ trợ các hiệp hội, ban ngành 0.07 3 0.22

6 Phát sinh nhiều rào cản kỹ thuật, quy định nguyên

liệu đầu vào

0.06 2 0.13

7 Nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm 0.07 2 0.14

8 Yêu cầu khách hàng ngày càng cao 0.07 2 0.15

9 Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao 0.05 2 0.09

10 Chi phí vận chuyển cao 0.07 2 0.13

11 Chi phí quản lý doanh nghiệp cao 0.05 2 0.11

12 Quy mô sản xuất lớn, máy móc thiết bị hiện đại 0.07 3 0.22

13 Đội ngũ chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm 0.08 4 0.34

14 Năng lực tài chính lành mạnh và khả năng quản lý

hiện đại

0.08 3 0.23

Tổng cộng 1.00 2.87

Tổng số điểm phản ứng của công ty Scancom là 2,87 cho thấy công ty phản ứng ở mức khá với các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing xuất khẩu. Qua kết quả phân tích các yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing xuất khẩu cơng ty và đánh giá kết quả phân tích qua ma trận EFE, ta có thể rút ra những cơ hội và thuận lợi tác động đến hoạt động marketing xuất khẩu công ty như sau:

 Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam đã hồi phục và đang bắt đầu tăng trưởng trở lại, cụ thể là sự vực dậy thị trường nhà đất tại các nước Châu Âu và Mỹ.

 Nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ ngày càng tăng cao

 Lực lượng lao động dồi dào và số người trong độ tuổi lao động tăng đều mỗi

năm.

 Cơ sở hạ tầng phát triển phục vụ ngành công nghiệp gỗ ngày càng phát triển

 Sự quan tâm của chính phủ đến ngành chế biến gỗ và nhận được hỗ trợ từ các hiệp hội, ban ngành có liên quan.

 Cơng ty có quy mơ sản xuất lớn, máy móc thiết bị hiện đại

 Đội ngũ chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm

 Năng lực tài chính lành mạnh và khả năng quản lý hiện đại

Bên cạnh cơ hội thì những nguy cơ cơng ty gặp phải như :

 Chính sách bảo trợ từ nhiều quốc gia nhập khẩu làm phát sinh nhiều rào cản

quy định về kỹ thuật và nguồn gốc nguyên liệu đầu vào.

 Tài nguyên gỗ khai thác ngày càng khan hiếm, diện tích rừng tự nhiên giảm

và diện tích rừng trồng chưa đủ khai thác.

 Xu hướng tiêu dùng và yêu cầu khách hàng ngày càng cao.

 Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao

 Chi phí vận chuyển cao

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Ở chương 2, tác giả đã giới thiệu công ty Scancom Việt Nam, phân tích thực trạng hoạt động marketing xuất khẩu và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing xuất khẩu của công ty. Trên cơ sở phân tích và khảo sát ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong công ty, tác giả xây dựng ma trận IFE, EFE rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ tác động đến hoạt động marketing xuất khẩu làm cơ sở hình thành ma trận SWOT và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing xuất khẩu công ty Scancom đến năm 2020 ở chương 3.

3 CHƯƠNG 3: MỘT SƠ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU SCANCOM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

3.1 Mục tiêu phát triển Scancom đến năm 2020 3.1.1 Cơ sở xác định mục tiêu 3.1.1 Cơ sở xác định mục tiêu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, định hướng ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 trở thành ngành có cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ từ sản xuất đến cung ứng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; có khả năng cạnh tranh cao để chủ động xâm nhập thị trường quốc tế; tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tếxã hội, bảo vệ mơi trường.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản trong nước (VIEFORES), Việt Nam hiện là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 2 Châu Á và thứ 6 trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 ước tính là 6,5 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2013, mục tiêu phấn đấu của ngành trong 10 năm tới sẽ tăng giá trị lên 3-4 lần và đạt 15-20 tỷ USD mỗi năm. Ngoài những thị trường xuất khẩu mục tiêu lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, định hướng và triển vọng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong thời gian tới năm 2020 hứa hẹn sẽ đẩy mạnh tăng trưởng sang nhiều thị trường mới như Úc, Trung Đông và một số nước trong khu vực ASEAN như Hàn quốc, Singapore, Indonesia.

Các chuyên gia trong ngành gỗ cho biết hiện nay quy mô thị trường đồ gỗ thế giới là rất lớn khoảng 90-100 tỷ/năm, tuy đứng ở vị trí thứ 6 nhưng thị phần đồ gỗ Việt Nam trên thế giới so ra còn rất thấp. Thị trường đồ gỗ là thị trường có sự tăng trưởng khá đều đặn trừ một số giai đoạn kinh tế khó khăn khiến nhu cầu sa sút, nếu khơng có sự biến động lớn về khủng hoảng kinh tế tài chính ở một số thị trường trọng yếu thì nhu cầu đồ gỗ thế giới sẽ vẫn tiếp tục xu hướng tăng về về tốc độ kim ngạch lẫn nhu cầu chủng loại sản phẩm, vì vậy dự báo thị trường đồ gỗ thế giới sẽ có quy mơ lên tới 300-400 tỷ USD/năm trong 10 năm tới. (Cao Vĩnh Hải, 2014)

Qua đó có thể thấy rằng định hướng phát triển ngành chế biến gỗ trong nước và nhu cầu thị trường thế giới đối với đồ gỗ trong thời gian tới là rất có triển vọng, các doanh nghiệp trong ngành cần quan tâm để có định hướng sản xuất cho chính mình và tìm kiếm giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu.

3.1.2 Mục tiêu phát triển công ty

Mục tiêu chung: Bên cạnh giữ vững thị phần xuất khẩu tại các thị trường mục tiêu, trong thời gian tới năm 2020 Scancom sẽ tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường mới. Đồng thời, tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm và chú trọng kế hoạch nghiên cứu, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới.

Mục tiêu cụ thể:

 Củng cố thị phần ở thị trường mục tiêu và tìm kiếm khách hàng ở thị trường

mới, tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp đồ gỗ ngoại thất.

 Tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm, tập trung kế hoạch nghiên cứu

và phát triển thêm các loại sản phẩm mới như bàn ghế nhựa, mây tre, kim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm phát hoàn thiện hoạt động marketing xuất khẩu tại công ty scancom việt nam đến năm 2020 (Trang 67)