Luật chứng khoán và các quy định hƣớng dẫn luật chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68 - 69)

Chƣơng 1 : KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG

2.2. Thực trạng TTCK Việt Nam với thực hiện hoạt động bán khống

2.2.1.1. Luật chứng khoán và các quy định hƣớng dẫn luật chứng khoán

Tại khoản 9, điều 71 của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 do Quốc hội nƣớc ta ban hành vào ngày 29/06/2006 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2007 quy định về nghĩa vụ của CTCK nhƣ sau: “Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi khơng sở hữu chứng khốn và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính”. Điều này có nghĩa, Luật chứng khoán đã cho phép thực hiện hoạt động bán khống, tuy vậy để triển khai nghiệp vụ bán khống vào thực tiễn thì phải chờ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, theo lộ trình thực hiện đƣợc đề ra tại Quyết định số 898/QĐ-BTC ngày 20/02/2006 do Bộ Tài chính ban hành về kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 - 2010 và Quyết định số 701/QĐ-UBCK ngày 20/11/2006 do UBCKNN ban hành về kế hoạch phát triển các CTCK giai đoạn 2006 - 2010, thì việc áp dụng nghiệp vụ bán khống chứng khoán sẽ đƣợc thực hiện trong năm 2009 (Phụ lục 11) tuy nhiên hoạt động này cho đến nay vẫn chƣa đƣợc phép áp dụng vào TTCK Việt Nam.

Từ đầu năm 2008 cho đến nay, TTCK nói chung hoạt động ảm đảm và theo hƣớng đi xuống, các nhà quản lý thị trƣờng đã dùng nhiều biện pháp ngăn chặn việc giá cổ phiếu ngày càng giảm: điều chỉnh giảm biên độ giao dịch, trong đó UBCKNN đã yêu cầu các CTCK tuân thủ quy định về kiểm tra ký quỹ giao dịch đối với khách hàng; khi đặt lệnh bán, NĐT phải có đủ số lƣợng chứng khốn đặt bán trong tài khoản, đồng nghĩa là cấm bán khống.

Về việc tuân thủ Luật Chứng khốn, cơng văn số 1748/UBK-QLKD ngày 24/08/2009 hay công văn số 2816/UBCK-QLKD ngày 05/09/2011 do UBCKNN ban hành nêu rõ: “Công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ không đƣợc thực hiện hoặc đứng ra làm trung gian cho việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khốn khi khơng sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán…”. Tuy nhiên theo các nhà phân tích chứng khốn thì rất khó để có thể ngăn cấm triệt để hoạt động bán khống. Công văn của UBCKNN, nếu có thì chỉ có tác dụng ngăn chặn nguồn cung cổ phiếu chứ không thể ngăn chặn nhu cầu rất lớn của NĐT. Và thay vì cấm thì UBCKNN nên xem xét, nghiên cứu ban hành các quy định cụ thể để quản lý, kiểm soát hoạt động bán khống, tránh gây bất bình đẳng trong giới các NĐT.

TTCK Việt Nam chỉ mới hoạt động đến nay đƣợc gần 11 năm, còn quá non trẻ so với các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới nên việc siết chặt việc kiểm soát hoạt động bán khống là điều dễ hiểu vì khung pháp lý hiện hành điều tiết TTCK chƣa thật sự hồn thiện, cịn nhiều lỗ hổng trong cơ chế, một số quy định chƣa thực sự rõ ràng và minh bạch, khi áp dụng nghiệp vụ bán khống vào thực tế sẽ gặp khó khăn và phát sinh các bất cập trong việc kiểm tra, kiểm soát các tiêu cực mà hoạt động bán khống đem lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)