Thực trạng hoạt động bán khống tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 63)

Chƣơng 1 : KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG

2.1. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

2.1.2.1. Thực trạng hoạt động bán khống tại Việt Nam

Khơng phải bây giờ mới có bán khống mà ngay từ cuối năm 2007 hoạt động này đã xuất hiện trên TTCK Việt Nam, nhờ vậy mà một số ít ngƣời vẫn tìm kiếm đƣợc lợi nhuận khi thị trƣờng lao dốc vào năm 2008. Rất đơn giản, khi VN-Index giảm về 900 điểm, rồi 800 điểm, một số NĐT vẫn cố gắng ôm hàng, vì tin rằng mức này đã quá lắm rồi hoặc đã xuống đáy. Bằng nhiều cách thức khác nhau, nhân viên của CTCK có thể đem ra “short” và sau đó mua trả lại khách hàng. Đặt trong tình hình ảm đạm của TTCK hiện nay cũng có thể thấy đƣợc những lợi ích mà ngƣời bán khống lẫn bên cung cấp dịch vụ đem lại.

Đã từ lâu, nhu cầu có thêm sản phẩm mới của TTCK đƣợc nhắc đến nhƣ một sự tất yếu. CTCK cũng có cái lý của mình khi nói rằng họ phải tìm mọi cách để giữ chân khách hàng thông qua việc sáng tạo những sản phẩm mới miễn sao không phạm luật. Việc bán khống vẫn khơng đƣợc phép nên chỉ có một ít CTCK “liều mạng” đứng ra thƣơng thảo trực tiếp với khách hàng, số cịn lại cũng có sản phẩm này nhƣng chỉ cho nhân viên ra mặt. Công đoạn để CTCK hỗ trợ NĐT bán khống gồm có:

Đầu tiên, CTCK tìm kiếm những NĐT giữ cổ phiếu với số lƣợng lớn và thỏa thuận vay lại cổ phiếu. Ở đây sẽ khơng có khế ƣớc vay mƣợn nào hết mà sẽ là hợp đồng hợp tác đầu tƣ hay ủy thác đầu tƣ. NĐT hoặc sẽ giao tài khoản của mình cho phía CTCK hoặc sẽ bán ra lƣợng cổ phiếu mà CTCK muốn mƣợn sang một tài khoản khác. Và CTCK đem tài khoản này giao cho các NĐT muốn bán khống. Trong trƣờng hợp bộ phận tự doanh của CTCK có sẵn cổ phiếu, cơng việc sẽ chẻ nhỏ tài khoản tự doanh theo từng số lƣợng, quy mô khác nhau để phù hợp yêu cầu của khách hàng. Khi NĐT muốn bán khống sẽ yêu cầu CTCK bán ra và khi nào mua vào thì sẽ thơng báo.

Hoạt động bán khống đang diễn ra trên TTCK Việt Nam hiện nay thực chất là “bán

nhờ trên tài khoản người khác” mà không phải là nghiệp vụ bán khống đúng nghĩa

chuẩn. Vì yếu tố quan trọng cấu thành nên một hoạt động bán khống chuẩn là chủ tài khoản thực hiện một lệnh bán khống trên chính tài khoản của mình, mặc dù trong tài khoản đó khơng có cổ phiếu để bán.

theo đúng nghĩa chuẩn. Tuy nhiên, với công nghệ mới của TTLKCK Việt Nam thì NĐT khơng thể nảo đặt một lệnh bán mà trong tài khoản khơng có chứng khốn. Hệ thống lƣu ký mới đã giám sát đến từng tài khoản của các NĐT nhằm mục đích hạn chế những trƣờng hợp đã từng xảy ra trƣớc kia khi thủ tục nhập lệnh cịn thủ cơng, nhân viên môi giới đặt nhầm lệnh mua thành lệnh bán và do vậy CTCK buộc phải vay mƣợn chứng khoán để sửa sai; hay nhƣ vào giai đoạn năm 2009 khi một số CTCK thay vì sử dụng tài khoản tự doanh để lƣớt sóng đã sử dụng tài khoản của khách hàng với mục đích ém hoạt động tự doanh và nếu có thua lỗ thì họ cũng khơng bị “mất mặt”. Do rất nhiều NĐT không sao kê tài khoản của mình thƣờng xuyên hoặc đối với các NĐT khơng giao dịch nhiều thì có thể bị lợi dụng.

Nhƣ vậy, cơ quan quản lý TTCK Việt Nam đang nỗ lực cấm hoạt động bán khống theo nghĩa bán khống đúng chuẩn. Chứ còn các thỏa thuận dân sự hoặc thỏa thuận dựa trên niềm tin giữa các bên với nhau thì khó có thể nào ngăn cấm đƣợc. Hệ thống giao dịch không thể xác nhận đƣợc việc đặt lệnh của chủ tài khoản là theo yêu cầu của NĐT khác vì mọi điều kiện giao dịch đều thực hiện đúng theo nhƣ quy định. NĐT có tồn quyền quyết định tài sản của mình, có thể bán kiếm lời hoặc bán hộ cho ngƣời khác để nhận một khoản phí.

Có sản phẩm mới, ít nhiều cũng giúp cho thị trƣờng có thanh khoản, ngƣời mơi giới cũng có thêm việc làm chống lãng phí nguồn lực cho CTCK đây cũng là điểm tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)