Quản lý kiểm soát việc vay mƣợn chứng khoán bán khống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 77)

Chƣơng 1 : KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG

2.2. Thực trạng TTCK Việt Nam với thực hiện hoạt động bán khống

2.2.3.4. Quản lý kiểm soát việc vay mƣợn chứng khoán bán khống

Theo quy định của TTLKCK Việt Nam, cơ chế vay và nhận hỗ trợ chứng khoán đối với các thành viên lƣu ký (TVLK) chỉ xảy ra trong trƣờng hợp thiếu chứng khoán thanh toán do phát sinh từ sửa lỗi sau giao dịch. TVLK đƣợc phép đi vay chứng khoán để hỗ trợ thanh toán từ khách hàng, thành viên khác hoặc từ các nguồn hợp pháp khác. Việc vay, hỗ trợ chứng khốn và xử lý hoặc hồn trả chứng khoán vay, nhận hỗ trợ đƣợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng vay, hỗ trợ chứng khoán giữa thành viên bên vay, nhận hỗ trợ và bên cho vay, hỗ trợ chứng khoán. Tuy nhiên sẽ bị hủy thanh toán chứng khoán khi TVLK hay khách hàng của thành viên thực hiện việc bán khống chứng khốn khi chƣa có quy định của Bộ Tài chính.

Việc quản lý vay mƣợn chứng khoán trong hoạt động bán khống là khó khăn, do các thỏa thuận chủ yếu dựa vào sự tin cậy giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay. Các NĐT bán khống viết giấy tay mƣợn cổ phiếu để giao dịch và họ - ngƣời đi vay - thì khơng đứng ra bán cổ phiếu. Mọi giao dịch trên tài khoản đều do ngƣời cho vay thực hiện. Việc vay mƣợn bằng giấy viết tay là quan hệ dân sự nên khơng dễ xử lý. Cịn việc rút tiền và nộp tiền vào tài khoản thì của ngƣời cho vay cổ phiếu do trên giấy tờ do chính chủ sở hữu tiến hành. Do vậy tuy rằng công nghệ cho phép TTLKCK quản lý đến tận từng tài khoản của NĐT thì việc phát hiện ra bán khống là rất khó hay nói chính xác việc lƣu ký cổ phiếu không giúp các nhà quản lý thị trƣờng phát hiện ra bán khống chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)