Kiện toàn hoạt động các CTCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 99)

Chƣơng 1 : KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG

3.2. Nhóm giải pháp đề xuất

3.2.3.4. Kiện toàn hoạt động các CTCK

Để ứng dụng nghiệp vụ bán khống chứng khoán vào TTCK Việt Nam, với thực trạng hoạt động hiện nay của các CTCK còn nhiều yếu kém, bất cập; việc tái cấu trúc các CTCK nói chung và nâng cao hoạt động của CTCK về thực hiện hoạt động bán khống nói riêng là yêu cầu cần đƣợc đặt ra.

a) Tái cấu trúc các CTCK

Hiện nay trên TTCK Việt Nam có 106 CTCK trong đó có một số cơng ty vốn điều lệ rất thấp, hiệu quả kinh doanh chủ yếu là hoạt động tự doanh. Vì vậy, để thị trƣờng hoạt động có hiệu quả cũng rất cần sắp xếp, tái cấu trúc các CTCK có qui mơ q nhỏ, năng lực tài chính yếu theo hƣớng nâng cao yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, yêu cầu về cơ sở vật chất, năng lực quản trị công ty và nguồn nhân lực; tăng cƣờng khả năng, hiệu quả quản lý, giám sát đối với hoạt động CTCK, khả năng kiểm soát rủi ro; song song với việc thực hiện sáp nhập, mua lại, phân loại các CTCK để tái cấu trúc… nhằm giảm bớt số lƣợng CTCK, hƣớng một số CTCK lớn phát triển thành Tập đoàn, cũng nhƣ các nhà tạo lập thị trƣờng.

b) Nâng cao hoạt động của các CTCK về thực hiện nghiệp vụ bán khống

Đóng vai trị trung gian huy động nguồn chứng khốn, các CTCK cần đƣa ra những mức lãi suất phù hợp để thu hút chứng khốn của NĐT có nhu cầu cho vay, đồng thời thu về lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất.

Các CTCK cũng cần tăng cƣờng hợp tác trao đổi thông tin về các loại chứng khoán, để điều phối nguồn cung ứng cho ngƣời bán khống khi họ cần vay hoặc cần mua lại, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, giúp NĐT tìm đƣợc nhà cung cấp với chi phí rẻ nhất.

Ngồi ra, nâng cao xây dựng nhân sự để nắm bắt, triển khai và thực hiện tƣ vấn nghiệp vụ bán khống cho khách hàng, phổ biến kiến thức cho NĐT. Thận trọng và nâng cao chất lƣợng các báo cáo phân tích nhằm theo sát và phản ánh tƣơng đối chính xác xu thế giá chứng khoán.

Hơn nữa, các CTCK cũng cần xây dựng kho hàng đủ lớn để tăng cƣờng hoạt động tự doanh; trƣớc với mục đích đầu tƣ, sau là để có một nguồn chứng khốn đủ lớn đáp ứng nhu cầu ứng trƣớc hoặc cho vay khi xuất hiện nhu cầu vay mƣợn của NĐT. Bên cạnh đó, CTCK phải tổ chức, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát chặt chẽ, quản trị rủi ro phát sinh khi thực hiện triển khai nghiệp vụ bán khống.

3.2.4. Nâng cao chất lƣợng và số lƣợng hàng hóa trên thị trƣờng chứng khốn 3.2.4.1. Nâng cao chất lƣợng hàng hóa trên thị trƣờng chứng khốn

Theo kinh nghiệm tại những TTCK phát triển thế giới, chứng khoán đƣợc đƣa vào danh sách cho phép bán khống phải vƣợt qua hai tiêu chuẩn về mức vốn hóa và tính thanh khoản. Trong khi đó, chất lƣợng của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay chƣa thực sự cao, mức vốn hóa và tính thanh khoản tƣơng đối thấp. Vì thế, việc cấp bách hiện nay là nâng cao chất lƣợng và số lƣợng hàng hóa trên thị trƣờng. Điều này sẽ tạo ra sức hấp dẫn đối với TTCK nói chung và tạo điều kiện thực hiện nghiệp vụ bán khống nói riêng, các giải pháp nâng cao chất lƣợng hàng hóa trên TTCK Việt Nam:

+ Nâng cao chất lƣợng quản trị doanh nghiệp nói chung, bao gồm cả quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, quản trị nhân sự… đặc biệt nâng cao trình độ nguồn nhân lực đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt nhƣ HĐQT, ban giám đốc nhằm đáp ứng u cầu của loại hình doanh nghiệp cổ phần có tham gia niêm yết chứng khoán trên SGDCK.

+ Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để tạo hàng hố có chất lƣợng cao cho TTCK. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ chiến lƣợc (trong và ngoài nƣớc) mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam theo phƣơng thức thoả thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tƣ chiến lƣợc với nhau, để cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất lƣợng quản trị doanh nghiệp.

+ Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp có chất lƣợng tốt, doanh nghiệp hàng đầu của nền kinh tế tham gia thị trƣờng niêm yết.

+ Đánh giá một cách trung thực, chính xác chất lƣợng doanh nghiệp tham gia niêm yết thông qua cải thiện chất lƣợng hoạt động thu thập và xử lý thông tin: cơng tác kế tốn, chất lƣợng cơng tác kiểm tốn, hoạt động thanh tra, giám sát của các SGDCK, UBCKNN ...

+ Phát triển tổ chức dịch vụ chuyên về đánh giá chất lƣợng của các doanh nghiệp niêm yết.

3.2.4.2. Nâng cao số lƣợng hàng hóa trên thị trƣờng chứng khốn

Nguồn cung chứng khoán là một yếu tố quan trọng cấu thành nên TTCK, và cũng hết sức quan trọng đối với các nhà đầu tƣ thực hiện nghiệp vụ bán khống. Nguồn cung chứng

khoán đầy đủ, chất lƣợng tốt sẽ tăng nhanh khối lƣợng chứng khoán giao dịch, ổn định giá chứng khoán:

Nguồn cung chứng khoán trên TTCK Việt Nam hiện nay tập trung vào 5 nguồn: chứng khoán thế chấp trong tài khoản ký quỹ của khách hàng, chứng khoán trong danh mục đầu tƣ dài hạn của các tổ chức, thông qua huy động các CTCK khác, nguồn vay từ các NĐT có tổ chức và nguồn huy động trên thị trƣờng tự do. Các giải pháp tăng cung chứng khoán:

Thứ nhất, các CTCK cần tính tốn để đƣa ra một lãi suất hấp dẫn cho ngƣời cho

vay, đảm bảo các quyền lợi chính đáng của bên cho vay. Cam kết giám sát và chịu trách nhiệm về việc ngƣời đi vay khơng trả chứng khốn cho ngƣời cho vay đúng hạn.

Thứ hai, Việt Nam đã và đang cổ phần hóa các DNNN một cách mạnh mẽ, tuy

nhiên cũng còn chậm trễ ở một số ngành nhạy cảm và hấp dẫn rất đƣợc mọi ngƣời quan tâm: hàng khơng, điện, viễn thơng…hoặc nếu có cổ phần hóa thì nhà nƣớc vẫn nắm giữ một lƣợng cổ phiếu chi phối dẫn tới hạn chế nguồn cung. Số lƣợng doanh nghiệp hiện nay đƣợc niêm yết tƣơng đối ít so với số lƣợng doanh nghiệp đã cổ phần hóa.

Vì vậy, một mặt khuyến khích các doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện thực hiện niêm yết trên các sàn, xây dựng lộ trình cụ thể và kiên quyết thực hiện triệt để việc cổ phần hóa một số DNNN nằm trong các ngành nhạy cảm, hấp dẫn; để thu hút NĐT và giúp nền kinh tế vận hành tốt hơn. Các nhà quản lý thị trƣờng cần kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng hàng hóa trƣớc khi chứng khốn niêm yết trên sàn giao dịch, chỉ cho phép đối với các cơng ty làm ăn chân chính, có các chỉ số kinh tế phản ảnh tình trạng hoạt động kinh doanh tốt.

Thứ ba, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu quy định, hƣớng dẫn việc các doanh

nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) chuyển đổi sang mơ hình cơng ty cổ phần và đăng ký niêm yết trên TTCK.

3.2.5. Tăng cƣờng quản lý rủi ro hoạt động bán khống 3.2.5.1. Tránh thua lỗ bỏ chạy 3.2.5.1. Tránh thua lỗ bỏ chạy

Cần đƣa ra quy định đối với những khách hàng muốn thực hiện nghiệp vụ bán khống thì phải ký quỹ tiền mặt bằng 50% giá trị chứng khoán vay vào tài khoản bảo chứng ở CTCK. Số tiền này cùng với số tiền thu đƣợc từ bán khống (50% ký quỹ + 100% tiền bán chứng khoán = 150% trị giá chứng khoán) là khoản đảm bảo của khách hàng cho việc mua cổ phiếu hoàn trả cho CTCK. Nếu nhƣ số cố phiếu họ vay mƣợn tăng giá và giá trị gia tăng của nó vƣợt quá số tiền ký quỹ (150%*giá trị lúc vay) thì NĐT phải nộp thêm tiền vào tài khoản, nếu không CTCK sẽ thanh tốn vị thế. Ngƣợc lại, nếu

giá CK giảm thì NĐT có thể rút bớt khoảng chênh lệch trong số ký quỹ (150%*[giá trị CK lúc vay –giá hiện tại] ).

Với quy định nhƣ trên, nghiệp vụ bán khống sẽ tạo áp lực buộc NĐT phải mua lại chứng khốn để hồn trả lại số đã vay, điều này góp phần tăng cầu chứng khốn giúp giá chứng khốn có thể tăng lên. Bên cạnh việc ký quỹ vào tài khoản bảo chứng bằng tiền mặt, các CTCK có thể cho phép NĐT ký quỹ bằng chứng khốn cùng loại mà NĐT đang có, nhằm mục đích giúp NĐT tránh việc giá cổ phiếu mà họ đang nắm giữ trong thời điểm thị trƣờng đi xuống.

Giải pháp này nhằm hạn chế một phần mặt trái của nghiệp vụ bán khống, khiến cho các NĐT cân nhắc kỹ trƣớc khi quyết định bán khống loại chứng khoán nào (còn tùy thuộc vào tiềm lực của NĐT). Mặt khác, giúp an toàn cho các CTCK và cả ngƣời cho vay chứng khoán, các CTCK quản lý đƣợc hoạt động mua bán khống của các NĐT, tránh rủi ro của việc NĐT thua lỗ “bỏ chạy”.

3.2.5.2. Hạn chế hành vi thao túng giá trên thị trƣờng

Khi thị trƣờng đã dồi dào hàng hóa và đã có các nhà tạo lập thị trƣờng thì khả năng NĐT làm giá là khó xảy ra. Đề nghị cần xem xét cho ra đời các công ty chuyên cung cấp thông tin (bán tin tức) cho khách hàng, công ty này hoạt động một cách độc lập, hoạt động chính sẽ là chuyên cung cấp thông tin liên quan về các công ty niêm yết trên thị trƣờng; về tình hình giao dịch trên TTCK: mức giá, lƣợng giao dịch; xu thế phát triển của TTCK … một cách nhanh chóng và chính xác. Những thơng tin này rất quan trọng, nó giúp cho các NĐT có thể hiểu rõ để có thể phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp niêm yết,…Từ đó, thơng tin không minh bạch sẽ dần dần bị hạn chế, cơ chế đầu tƣ theo “tin đồn” sẽ khơng cịn, hạn chế khả năng làm giá.

Thứ nhất, các cơ quan quản lý TTCK nhƣ UBCK và SGDCK cần kết hợp cùng các

Bộ ngành khác thƣờng xuyên cung cấp thông tin về sự phát triển và dự báo xu hƣớng phát triển của các ngành nghề, của nền kinh tế, mạnh dạn bác bỏ các thông tin khơng chính xác từ bên ngồi …

Thứ hai, đối với các CTCK khi cung cấp thông tin cũng cần hạn chế thái độ chủ

quan của nhà phân tích khi đƣa ra các thơng tin có lợi cho cổ phiếu mà CTCK đang nắm giữ hay bảo lãnh phát hành, nếu không sẽ làm mất đi lịng tin của NĐT từ đó ảnh hƣởng đến uy tín của cơng ty.

Thứ ba, các công ty niêm yết cần có bộ phận liên hệ với cổ đông và chịu trách

nhiệm công bố các thông tin của công ty đến các cổ đông một cách nhanh chóng chính xác và kịp thời. Hiện nay, phần lớn các cơng ty niêm yết cịn thờ ơ trƣớc “cơn lốc” của thị trƣờng, rất ít tin tức đƣợc đƣa ra để ổn định tâm lý NĐT; thiếu hẳn bộ phận liên hệ cổ

3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ

3.2.6.1. Đa dạng hóa các sản phẩm chứng khốn phái sinh

a) Hợp đồng tương lai

Những điều kiện cần xây dựng cho thị trƣờng HĐTL nói chung và HĐTL với sản

phẩm gốc là các cơng cụ tài chính nói riêng, cần đƣợc nhìn nhận dƣới ba góc độ: thể chế - luật pháp; kinh tế - tài chính; và hạ tầng kỹ thuật; từ đó phát huy đầy đủ những chức

năng của thị trƣờng HĐTL:

Điều kiện thể chế, luật pháp

Thứ nhất, thể chế kinh tế thị trƣờng là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành nhu

cầu giao dịch các sản phẩm phái sinh khác nhau. TTCK nói chung và thị trƣờng HĐTL nói riêng là thuộc tính của nền kinh tế thị trƣờng. Kinh tế thị trƣờng với những hệ giá trị và quy luật kinh tế của nó sẽ là nền tảng quan trọng nhất để hình thành một cách tự phát hoặc có tổ chức nhu cầu giao dịch tƣơng lai đi kèm với những đặc trƣng vốn của của loại hình thị trƣờng này. Ví dụ, cơ chế xác định giá dựa trên cơ sở cung cầu và sự tự nguyện trao đổi giữa các bên tham gia; hoặc thị trƣờng vốn hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và hiện thực hóa các loại hình HĐTL khác nhau. Vì thế, việc tiếp tục kiên trì thúc đẩy và hồn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng sẽ tạo ra môi trƣờng sống cho thị trƣờng giao dịch tƣơng lai các sản phẩm khác nhau đƣợc hình thành.

Thứ hai, cần xây dựng triết lý kinh doanh mới về vấn đề đầu tƣ. Một trong những

tính chất của thị trƣờng giao dịch sản phẩm tƣơng lai là tính “đánh cƣợc” vào tƣơng lai dựa trên dự đốn; trong khi đó bản thân việc dự đốn ln có xác suất đúng, nên kết quả thu đƣợc từ việc tham gia giao dịch tƣơng lai có thể rơi vào trạng thái lãi hoặc lỗ. Chính vì vậy, tính “đánh bạc” của thị trƣờng HĐTL là khó tránh khỏi và thậm chí cịn rõ rệt hơn nhiều so với mua bán hàng hóa trên thị trƣờng cơ sở.

Điều này đòi hỏi việc tuyên truyền một triết lý kinh doanh mới: “đầu tƣ chứ không phải đánh bạc”, nhất là tại các nƣớc khơng cho phép loại hình casino tồn tại. Tại Việt Nam, trƣớc thực trạng suy thoái mạnh mẽ của TTCK trong thời gian gần đây, đã xuất hiện nhiều quan niệm không thiện cảm về TTCK nhƣ là một “thị trƣờng ảo”, “không thực”, hoặc “phi sản xuất”. Do vậy, một khi xã hội chấp nhận triết lý kinh doanh mới nói trên, TTCK sẽ có điều kiện mở rộng và sẽ có đƣợc mơi trƣờng tốt cho hoạt động giao dịch tƣơng lai phát triển vững chắc.

Thứ ba, một điều kiện nền tảng quan trọng là cần có hệ thống văn bản pháp luật,

quy định rõ ràng về điều kiện thành lập, tham gia và hoạt động của thị trƣờng giao dịch tƣơng lai. Hệ thống văn bản pháp quy có thể đƣợc ban hành trƣớc mở đƣờng cho hoạt động giao dịch HĐTL hình thành. Tuy nhiên, khi thị trƣờng đã đi vào hoạt động, cần có

hành lang pháp lý khuyến khích và hỗ trợ các SGDCK trong việc cải tiến, phát triển các sản phẩm mới phù hợp hơn. Xuyên suốt trong q trình đó là những nội dung quản lý hƣớng tới bảo vệ nhà đầu tƣ thông qua các quy định về ký quỹ, bảo lãnh, hỗ trợ thanh toán hoặc các biện pháp quản lý rủi ro khác.

Thứ tư, cần phân định rạch ròi chức năng quản lý, giám sát thị trƣờng tƣơng lai. Do

đặc thù thị trƣờng tƣơng lai có thể giao dịch nhiều loại hàng hóa gốc khác nhau, nên liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành và dễ dẫn tới xung đột lợi ích. Thực tiễn cho thấy nếu có sự chồng chéo và không rõ ràng trong chức năng, nhiệm vụ quản lý, giám sát thị trƣờng sẽ dẫn tới sự thất bại thị trƣờng phái sinh nói chung và phái sinh trái phiếu nói riêng.

Như vậy, việc phân định rạch rịi chức năng sẽ đem lại các lợi ích:

 Tránh xung đột giữa các bên tham gia thị trƣờng;

 Tạo điều kiện tập trung trách nhiệm quản lý những rủi ro đặc thù của hàng hóa gốc;

 Tạo cơ chế hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả trƣớc thay đổi của thị trƣờng phái sinh. Trên cơ sở đó, việc phân loại chức năng quản lý, giám sát thị trƣờng tƣơng lai có thể theo một trong hai hƣớng:

 Theo hàng hóa – tính chất của loại hình cơng cụ cơ sở; hoặc

 Theo chức năng quản lý thị trƣờng cơ sở.

Điều kiện kinh tế - tài chính

Thứ nhất, cần phải tồn tại nhu cầu cao về giao dịch sản phẩm HĐTL và nhu cầu

này xuất phát từ nhiều bên tham gia. Nói cách khác, cần phải có nhu cầu thiết thực về việc sử dụng sản phẩm HĐTL và nhu cầu này phải có trƣớc khi thị trƣờng đƣợc xây dựng.

Nhƣ trên đã đề cập, nhu cầu về giao dịch tƣơng lai nói chung trƣớc hết xuất phát từ phía những đơn vị sở hữu hàng hóa cơ sở với mong muốn hạn chế thiệt hại khi giá giảm; đồng thời những đơn vị nhập hàng/ tổ chức sản xuất cũng mong muốn rào chắn rủi ro giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)