Những lợi ích của bán khống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37)

Chƣơng 1 : KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG

1.4 Những lợi ích và bất lợi của bán khống

1.4.1. Những lợi ích của bán khống

1.4.1.1. Đối với thị trƣờng

a) Giá cả hiệu quả

Thị trƣờng hiệu quả yêu cầu giá cả phải hoàn toàn phản chiếu mọi nhu cầu mua và bán. Hành vi đầu tƣ giá lên (bull market) là việc mua và nắm giữ chờ giá tăng sẽ bán ra để thu lợi nhuận. Chính vì vậy, hiện tƣợng các NĐT lớn gom cổ phiếu đã thúc đẩy cầu hàng hóa tăng lên, dẫn đến đẩy giá lên cao, thậm chí nếu họ khơng bán ra thì giá khó có khả năng giảm. Cho nên, nếu có nghiệp vụ bán khống, sẽ ngày càng có nhiều ngƣời từ vị thế mua chuyển sang vị thế bán, làm tăng cung chứng khốn; khi đó thị trƣờng sẽ tự điều chỉnh. Do NĐT bán khống thƣờng cho rằng giá cổ phiếu bị đánh giá quá cao và họ sẽ có lợi nhuận khi giá cổ phiếu trên thị trƣờng giảm xuống (bear market). Việc tung ra thị trƣờng một khối lƣợng lớn chứng khoán vào lúc giá lên cao, có nghĩa làm tăng mức cung hàng hóa để giảm áp lực giá cả. Đây là biện pháp tích cực để điều tiết thị trƣờng. Có thể nói, giao dịch bán khống khiến cho những ai thực hiện hành vi gom hàng đầu tƣ giá lên sẽ phải dè chừng. Nhƣ vậy, những ngƣời bán khống đã góp phần làm cho giá cổ phiếu có hiệu quả; bởi vì, những giao dịch của họ thơng báo cho thị trƣờng về những đánh giá của họ đối với sự thực hiện giá cổ phiếu trong tƣơng lai. Sự đánh giá này đƣợc phản chiếu trong giá thị trƣờng của cổ phiếu, vì lý do này các nhà kinh tế cho rằng không nên gây ràng buộc hoạt động bán khống.

Theo đồ thị 1.3, số lƣợng cổ phiếu trƣớc khi có bán khống đƣợc cố định ở Q0. Đƣờng D0

là đƣờng cầu của những NĐT “lạc quan”. Trƣớc khi có bán khống, giá cổ phiếu trên thị trƣờng là P0 là giao của Q0 và D0. Khi có giao dịch bán khống đƣợc thực hiện, cung cổ phiếu sẽ tăng Q0 0+S, giá của cổ phiếu trên thị trƣờng

hiện giờ sẽ là Po+s, thấp hơn Po

. Trong trƣờng hợp này, bán khống làm giảm giá cổ phiếu. Nhƣng rõ ràng chỉ thế là không đủ tạo nên bán khống để có lợi nhuận vì giá cổ phiếu chỉ giảm tạm thời nếu đƣờng cầu khơng thay đổi, nó sẽ tăng lên khi các nhà bán khống mua lại cổ phiếu để trả nợ. Nếu đƣờng cầu không thay đổi, khi các nhà bán khống mua lại cổ phiếu, đƣờng cung lúc này lại trở về Q0

giá cổ phiếu lại là P0. Hiện tƣợng giảm giá biến mất.

Cịn khi bán khống có lợi nhuận thì nhất thiết phải có sự sụt giảm cầu nào đó trong tƣơng lai, từ D0 xuống D0-S. Nếu sự thay đổi này xảy ra, nhà bán khống có thể kiếm lợi nhuận khi mua cổ phiếu để trả nợ. Ngƣời bán khống với khoản tiền thu đƣợc là PO+S. và mất một số tiền ít hơn để mua lại là P0-S (S), lợi nhuận nhận đƣợc là Po+s - P(o-s). Vậy rõ ràng, bán khống chỉ kiếm đƣợc lợi nhuận khi đƣờng cầu đi xuống bởi một lý do nào đó chứ khơng phải bởi bán khống kéo xuống. Do vậy, bán khống là một vụ đánh cuộc đối với sự đi xuống của đƣờng cầu.

Đồ thị 1.3: Bán khống là đánh cuộc với sự đi xuống của đường cầu

(Nguồn: Christopher L. Culp, J.B. Heaton (2007); Naked shorting; April 26, 2007)

Lợi nhuận tiềm ẩn của giao dịch bán khống là khi kéo giá xuống mức càng gần với điểm giao nhau của cung và cầu về sau, nếu giả sử rằng đƣờng cầu sẽ dịch chuyển xuống đến một mức hợp lý. Trong trƣờng hợp đó, nhà bán khống sẽ có động lực để theo đuổi chiến lƣợc bán khống đến khi không thể kiếm thêm lợi nhuận.

Đồ thị 1.4 phân tích: nếu nhà bán khống dự đốn sự sụt giảm của đƣờng cầu từ D0 đến D0-S

thì họ sẽ tiếp tục thực hiện bán khống cho đến khi giá tại đƣờng cầu D0 có bán khống bằng giá tại đƣờng cầu D0-S khi họ mua lại vị thế bán của mình. Nếu những ngƣời bán khống đúng, giao dịch bán khống không hạn chế sẽ kéo giá xuống mức giá sẽ đạt

P Do Do-s Qo+s Qo Q Po Po+s Po-s

đến tại đƣờng cầu mới D0-S. Bán khống sẽ khiến giá ở đƣờng cầu D0

tƣơng đƣơng với mức giá sẽ đạt đến tại đƣờng cầu D0-S tức P0+S = P0-S

Đồ thị 1.4: Dự báo xu hướng đường cầu và chiến lược bán khống

(Nguồn: Christopher L. Culp, J.B. Heaton (2007); Naked shorting; April 26, 2007)

b) Giúp thị trường sàng lọc những công ty kinh doanh không hiệu quả

Sự suy tính cẩn trọng về tài chính cơng ty của ngƣời bán khống khi họ cho rằng thị trƣờng đang đánh giá quá cao cổ phiếu cũng sẽ giúp phát hiện ra các tình huống lừa đảo hay gian lận mà các NĐT giá lên che đậy hoặc đã bỏ qua. NĐT nổi tiếng Warren Buffet cho rằng bán khống có tác dụng phát hiện những gian lận hay lừa đảo về kế tốn và các vấn đề khác trong cơng ty.

c) Gia tăng tính thanh khoản cho thị trường

Tính thanh khoản của chứng khốn là khái niệm thể hiện khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khốn và ngƣợc lại. Thơng thƣờng, tâm lý của các NĐT cũng làm cho giao dịch trên thị trƣờng lúc sôi nổi, lúc ảm đạm. Khi thị trƣờng đi lên, NĐT hƣng phấn, thì thị trƣờng có tính thanh khoản cao. Khi thị trƣờng đi xuống, NĐT bắt đầu lo sợ, thì tính thanh khoản của thị trƣờng thấp, dù ai cũng biết rằng thị trƣờng đi xuống là cơ hội để mua vào. Riêng đối với NĐT bán khống, họ sẽ tung tiền ra mua cổ phiếu khi giá cổ phiếu đó đang giảm, để hồn trả lại các cổ phiếu đã vay CTCK. Điều này đã khiến thị trƣờng trở nên sôi nổi hơn, tránh đƣợc sự ảm đạm khi thị trƣờng đi xuống. Một số nghiên cứu ở các thị trƣờng Hoa Kỳ và Canada đã cho thấy: bán khống có quan hệ thuận chiều với tính thanh khoản của thị trƣờng, mà theo một số lý thuyết thì tính thanh khoản càng cao, tính bất ổn giá cổ phiếu sẽ đƣợc giảm. Do vậy, nghiệp vụ bán khống sẽ giúp gia tăng tính thanh khoản cho thị trƣờng ngay cả khi thị trƣờng đi xuống bởi những NĐT

P Do Do-s Qo+s Qo Q Po Po+s =Po-s

chuyên nghiệp sẽ bù lại sự không cân bằng tạm thời trong cung cầu cổ phiếu trên thị trƣờng.

Nghiệp vụ bán khống cùng với các công cụ nhƣ: giao dịch chứng khoán ký quỹ (margin trading) và nghiệp vụ hợp đồng mua lại (sale and repurchase agreement - Repo) sẽ cho phép NĐT khai thác tối đa thị trƣờng, dù thị trƣờng tăng giá hay xuống giá, NĐT đều có khả năng tìm kiếm lợi nhuận – mở rộng biên độ hoạt động của NĐT – điều này sẽ làm thị trƣờng sôi nổi và thu hút NĐT hơn.

Theo các nghiên cứu về chứng khoán, cho thấy khi thị trƣờng suy thối thì khoảng 90% tổng số cổ phiếu giảm giá trị theo trong khi ở thị trƣờng đang tăng trƣởng thì có khoảng 70% tổng số cổ phiếu tăng giá trị. Đây cũng là điểm hấp dẫn các NĐT của thị trƣờng suy thoái, đồng thời rủi ro thua lỗ do bán khống trong thị trƣờng suy thoái bao giờ cũng nhỏ hơn rủi ro thua lỗ do mua cổ phiếu trong thị trƣờng tăng trƣởng.

1.4.1.2. Đối với nhà đầu tƣ

a) Gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư khi thị trường suy thối

Thơng thƣờng NĐT chỉ có thể mua chứng khốn và chờ giá lên để bán ra kiếm lời (khơng tính yếu tố đầu tƣ nhằm vào mục tiêu tăng trƣởng của đơn vị niêm yết). Liệu có NĐT nào dám mạnh tay bỏ tiền vào một loại chứng khoán mà họ và thị trƣờng cho rằng, nhiều khả năng chứng khốn đó sẽ giảm giá mạnh? Chính vì thế, trong giai đoạn thị trƣờng giảm giá, khi có yếu tố bất lợi NĐT sẽ bán tháo chứng khoán trong khi lƣợng cầu rất yếu, đẩy thị trƣờng giảm giá mạnh hơn mức cần thiết, gây hoảng loạn và bất ổn tâm lý đầu tƣ.

Hoạt động bán khống giúp cho NĐT kiếm đƣợc lợi nhuận ngay cả khi thị trƣờng suy thoái. Lợi nhuận thu đƣợc từ bán khống cổ phiếu giá giảm bao giờ cũng nhiều hơn và nhanh hơn so với lợi nhuận thu đƣợc từ việc mua cổ phiếu có giá tăng. Khi thị trƣờng suy thoái, cổ phiếu thƣờng rớt giá rất nhanh, đơi khi khơng có lý do chính đáng mà đơn giản chỉ là sự ảnh hƣởng chung trên thị trƣờng hay là một tin đồn thất thiệt nào đó, điều này sẽ bù lại sự không cân bằng tạm thời trong cung cầu cổ phiếu trên thị trƣờng.

b) Bán khống để dàn trải rủi ro

Bán khống còn là cơng cụ để phịng ngừa rủi ro hiệu quả: gồm việc bán khống cổ phiếu yếu kém, đồng thời tìm cách nắm giữ cổ phiếu mạnh. Thông qua hoạt động bán khống, NĐT mong muốn sẽ ngăn chặn đƣợc rủi ro cho các cổ phiếu yếu kém mà NĐT đang nắm giữ đồng thời có thể thu lợi từ việc bán khống.

Bán khống cổ phiếu ứng với số cổ phiếu mà NĐT đang nắm giữ (ví dụ nhƣ hai cổ phiếu của hai công ty khác nhau trong cùng một ngành kinh doanh) để bảo vệ cho cổ phiếu của NĐT. Khi thị trƣờng tăng trƣởng hay suy thối thì hai loại cổ phiếu đó cũng

đồng thời tăng hoặc giảm theo. Khi đó, phần lợi nhuận thu đƣợc từ cổ phiếu này sẽ bù đắp cho phần thua lỗ từ cổ phiếu kia.

1.4.1.3. Đối với cơng ty chứng khốn và ngân hàng lƣu ký

Khi áp dụng nghiệp vụ bán khống, dịch vụ cung cấp của các CTCK hay Ngân hàng lƣu ký (NHLK) trên thị trƣờng sẽ trở nên đa dạng hơn trƣớc, các NĐT thì có nhiều cơ hội đầu tƣ mới. Bên cạnh đó, các CTCK sẽ có thêm thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ này: phí mơi giới, lãi cho vay chứng khốn,… nhờ có lƣợng giao dịch tăng cao.

1.4.2. Những bất lợi của bán khống 1.4.2.1. Đối với thị trƣờng 1.4.2.1. Đối với thị trƣờng

a) Tạo sự khan hiếm chứng khoán nhất thời

Trƣờng hợp vay mƣợn chứng khoán quá nhiều để thực hiện bán khống sẽ có thể gây khan hiếm chứng khoán nhất thời, đẩy giá chứng khoán lên quá cao gây bất lợi cho NĐT (thua lỗ) do thị trƣờng tăng giá chứ không rớt giá nhƣ NĐT dự đoán.

b) Đầu cơ, thao túng thị trường

Vì bán khống cho phép NĐT bỏ ra một khoản ký quỹ nhỏ nhƣng có thể giao dịch tài sản lên gấp nhiều lần nên rất dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi đầu cơ gây nguy hiểm cho nền kinh tế. Khi các NĐT lớn bắt tay nhau cùng bán khống một lúc một lƣợng chứng khốn lớn sẽ có thể làm cho giá cổ phiếu rớt thảm hại, nếu lúc này họ lại mua vào thì họ sẽ hƣởng một khoản chênh lệch rất lớn (hoạt động đầu cơ, làm giá). Qua đó cho thấy, nếu các nhà quản lý thị trƣờng khơng kiểm sốt đƣợc tỷ lệ bán khống trên tổng số chứng khốn lƣu hành, thì khi các NĐT bán khống “thơng đồng” với nhau sẽ hậu quả nghiêm trọng, và xảy ra tình trạng bán khống quá mức. Điều này gây khó khăn nhất định cho TTCK vào một thời điểm nhƣng rồi sẽ đƣợc bù trừ trong tƣơng lai, đó là khi NĐT ồ ạt mua cùng một lúc sẽ làm giá cổ phiếu tăng cao. Nghiệp vụ bán khống nếu xảy ra nhƣ trên sẽ tạo đƣợc khoản lợi nhuận khổng lồ, TTCK là nơi huy động vốn cho nền kinh tế, cho nên nếu lợi nhuận này đƣợc rút ra và không đƣợc tái đầu tƣ vào nền kinh tế thì là một lãng phí lớn.

c) Gây ra hiện tượng bong bóng chứng khốn

Trong nghiệp vụ bán khống, có hai quyền sở hữu trên một tài sản: quyền sở hữu của ngƣời cho vay và quyền sở hữu của ngƣời mua chứng khốn điều đó dễ dẫn tới đổ vỡ và khủng hoảng. Bên cạnh đó, hoạt động bán khống có thể làm cho tổng lƣợng vốn tham gia vào TTCK bị thổi phồng lên rất nhiều lần, gây nên nền kinh tế bong bóng.

1.4.2.2. Đối với nhà đầu tƣ

a) Lỗ là vô hạn - Bán khống bị bóp nghẹt (Short Squeeze)

Trong đầu tƣ ở thế tăng giá, khi cổ phiếu giảm giá, xu hƣớng của NĐT là bán tháo cổ phiếu để giảm thiệt hại. Nhƣng khi tung cổ phiếu của mình ra thị trƣờng, vơ tình các NĐT lại làm tăng cung về loại cổ phiếu này, vì thế giá giảm càng giảm. Thiệt hại kéo theo thiệt hại.

Tƣơng tự, ở bán khống, trong trƣờng hợp giá cổ phiếu tăng, NĐT lại phải mua cổ phiếu từ ngoài thị trƣờng để sẵn sàng trả lại cho đối tác tránh trƣờng hợp giá tăng quá cao rồi mới mua lại. Từ đó cầu cổ phiếu tăng, giá cổ phiếu lại tăng. Và, thiệt hại cũng kéo theo thiệt hại.

Tuy nhiên có sự khác nhau về mức độ rủi ro giữa 2 trƣờng hợp trên:

+ Trong đầu tƣ ở thế tăng giá, NĐT mua chứng khốn giữ lại kiếm lời có thể thua lỗ nếu giá chứng khốn hạ giá nhƣng khơng bao giờ giá rớt đến số không, nên không thể thua lỗ quá số vốn đầu tƣ. Do lãi tỷ lệ với lƣợng tăng thêm của giá, lỗ tỉ lệ với lƣợng giảm xuống của giá, do đó số lỗ là có hạn, khoản lỗ lớn nhất bạn có thể gặp phải là bằng giá của cổ phiếu

+ Nhƣng bán khống trên lý thuyết có thể thua lỗ khơng có giới hạn bởi tiềm năng tăng giá của chứng khốn khơng có mức “đụng trần” tức mức giới hạn tối đa. Do lỗ tỉ lệ với lƣợng tăng lên của giá cổ phiếu, cho nên khoản lỗ là khơng có giới hạn, trong khi khoản lãi lớn nhất bạn thu đƣợc là bằng giá trị của cổ phiếu.

Vì lý do này, bởi sợ hãi bị “bóp nghẹt” (squeezed) làm cho NĐT khơng lúc nào n tâm. Để giới hạn sự thua lỗ này, NĐT bán khống có thể dùng lệnh ngƣng hay nếu muốn có thể mua một hợp đồng quyền chọn mua để bảo hộ cho vị thế bán khống (Ví dụ xem Phụ lục 01)

b) Bị trục lợi từ các nhà đầu cơ khác

Các nhà đầu cơ khác có thể trục lợi từ những ngƣới bán khống bằng cách tăng mua chứng khoán vào để làm cho giá chứng khoán tăng lên, gây sức ép cho những ngƣời bán khống phải mua chứng khốn để trả lại cho cơng ty mơi giới, khi đó các nhà đầu cơ này sẽ bán ra kiếm lời.

c) Phải chấp nhận sự may rủi

Trong giai đoạn thị trƣờng có xu hƣớng tăng, kể cả khi cơng ty có làm ăn đi xuống thì giá cổ phiếu vẫn tăng, do tác động của nhiều yếu tố khác nhau: lạm phát, thông tin thiếu minh bạch,…Nếu NĐT thực hiện bán khống trong thời gian này có nghĩa đi ngƣợc lại xu thế của thị trƣờng sẽ tiềm ẩn một rủi ro rất lớn.

d) Khơng thể thực hiện việc đóng vị thế

Trong trƣờng hợp bán khống khơng có đảm bảo, NĐT thực hiện bán khống có thể khơng vay đƣợc chứng khoán để thực hiện việc chuyển giao khi đến hạn thanh toán chứng khoán (T+3).

Hay nhƣ ngƣời bán khống khơng có đủ tiền để mua lại chứng khoán để trả cho cơng ty mơi giới sau khi bán khống chứng khốn, do tài khoản kí quỹ để đầu tƣ giảm xuống dƣới tỷ lệ duy trì mà NĐT khơng có khả năng đƣa thêm tiền vào tài khoản để duy trì vị thế, khi đó vị thế của NĐT sẽ bị đóng, giao dịch bán khống sẽ khơng đƣợc hồn tất và gây ra thiệt hại.

e) Đối mặt sự phản ứng của tổ chức phát hành chứng khoán

Các NĐT thực hiện bán khống còn phải đối mặt với sự thù địch của tổ chức, công ty nơi cổ phiếu bị bán khống. Các nhà quản lý công ty không muốn ngƣời khác bán khống cổ phiếu của mình. Do đó có nhiều lúc xảy ra những bất đồng giữa các công ty và những nhà bán khống. Các cơng ty có thể thực hiện nhiều biện pháp ngăn cản việc bán khống cổ phiếu của họ nhƣ: thƣa kiện, tố cáo hành động nào trái pháp luật, yêu cầu chính quyền điều tra hoạt động của các nhà bán khống…hoặc có thể dùng biện pháp chuyên môn khiến cho bán khống gặp khó khăn nhƣ: chia nhỏ và phân phối để phá vỡ bán khống. Một cách khác nữa là cơng ty có thể liên kết với cổ đông thực hiện lệnh thu hồi cổ phiếu. “Cuộc chiến” giữa công ty và các nhà bán khống có thể rất gay gắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)