Về công tác tổ chức, vận hành thị trƣờng và quản lý của chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 62)

Chƣơng 1 : KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG

2.1. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

2.1.1.6. Về công tác tổ chức, vận hành thị trƣờng và quản lý của chính phủ

a) Về tổ chức thị trường

Mặc dù việc tái cấu trúc lại thị trƣờng bƣớc đầu đƣợc thực hiện để khắc phục sự thiếu đồng bộ và tạo sự phân định của thị trƣờng, nhƣng đây vẫn là hạn chế lớn nhất của

TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Về cơ cấu tổ chức, việc tách các SGDCK và TTLKCK trở thành pháp nhân độc lập khỏi UBCKNN đã đạt đƣợc kết quả nhất định trong việc tách bạch chức năng quản lý nhà nƣớc trong hoạt động chứng khoán và chức năng tổ chức vận hành TTCK.

Việc phân chia thị trƣờng tập trung thành hai thị trƣờng bộ phận với cùng một phƣơng thức giao dịch dựa trên các điều kiện niêm yết về lợi nhuận và vốn điều lệ trong giai đoạn vừa qua đã góp phần quan trọng mở rộng thị trƣờng có tổ chức, phát huy tính năng động của các TTGDCK/SGDCK trong việc thu hút các doanh nghiệp vào niêm yết, đăng ký giao dịch. Tuy nhiên, mơ hình này đã và đang làm tăng chi phí xã hội, chƣa phù hợp với xu thế quốc tế là sáp nhập, hợp nhất để tăng sức cạnh tranh và gây khó khăn cho công tác phát triển chiều sâu để khai thác tối đa hệ thống cơng nghệ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trƣờng.

Thị trƣờng giao dịch cổ phiếu chƣa niêm yết mới đƣợc hình thành dƣới hình thức hệ thống giao dịch Upcom, chƣa phát huy đƣợc vai trò tạo lập thị trƣờng theo kiểu thị trƣờng phi tập trung. Ngoài ra, số lƣợng cổ phiếu đƣa vào giao dịch so với số lƣợng công ty đại chúng chiếm tỷ trọng quá thấp và thiếu hấp dẫn đối với doanh nghiệp cũng nhƣ cơng chúng đầu tƣ. Hiện tại, vẫn cịn tồn tại một bộ phận thị trƣờng cổ phiếu đƣợc đăng ký với TTLKCK nhƣng chƣa có cơ chế giao dịch và chuyển quyền sở hữu.

b) Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường

Trong giai đoạn 2000-2009, công tác quản lý Nhà nƣớc và điều hành TTCK đƣợc thực hiện tƣơng đối linh hoạt, bảo đảm TTCK vận hành an toàn và phát triển ổn định, không để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc, từng bƣớc nâng cao năng lực giám sát và cƣỡng chế thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT. Hoạt động quản lý và giám sát TTCK với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi của NĐT là nịng cốt; các chính sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cƣờng tính cơng khai, minh bạch, từng bƣớc áp dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt, các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO).

Thiết lập cơ chế giám sát TTCK chuyên sâu, chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế. Công tác thanh tra, giám sát của UBCKNN tập trung vào: giám sát tuân thủ các tổ chức trung gian thị trƣờng; giám sát tuân thủ các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; giám sát tuân thủ của các SGDCK, TTLKCK; bên cạnh đó, giám sát giao dịch trên TTCK nhằm phát hiện các hành vi lạm dụng thị trƣờng; thanh tra thực hiện chức năng cƣỡng chế thực thi.

Mặc dù đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong việc quản lý, vận hành và giám sát thị trƣờng, nhƣng công tác quản lý, điều hành TTCK trong thời gian qua vẫn

còn một số tồn tại và hạn chế nhất định nhƣ: công tác ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách điều hành thị trƣờng chƣa linh hoạt, còn bị động và chậm so với yêu cầu thực tiễn phát triển của TTCK; công tác quản lý, giám sát và cƣỡng chế thực thi còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)