Về hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56 - 57)

Chƣơng 1 : KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG

2.1. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

2.1.1.3. Về hàng hóa

Hoạt động phát hành, huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 cơng ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thƣơng mại đƣợc đăng ký với UBCKNN với tổng lƣợng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của TTCK, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khốn ra cơng chúng. Thị trƣờng hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua TTCK, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng.

Ngồi ra, cơng tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc (DNNN) đã đƣợc gắn kết với việc huy động vốn từ cơng chúng đầu tƣ, góp phần thúc đẩy nhanh việc sắp xếp khu

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% - 100000,0 200000,0 300000,0 400000,0 500000,0 600000,0 700000,0 800000,0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ vốn hóa (%GDP) Mức vốn hóa (tỷ đồng)

vực DNNN theo tiến trình cải cách nền kinh tế của Chính phủ và huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc. Thực tế, việc gắn kết cơng tác cổ phần hóa DNNN với cơng tác tạo hàng cho TTCK là nhân tố chủ đạo quyết định thành công trong việc tạo ra một nguồn hàng phong phú, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng quy mơ của thị trƣờng.

Hoạt động phát hành trái phiếu qua SGDCK dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ. Dƣ nợ trái phiếu Chính phủ (TPCP) tính đến cuối 2009 vào khoảng 16,9% GDP. Các trái phiếu doanh nghiệp đƣợc phát hành chủ yếu theo hình thức phát hành riêng lẻ, do vậy, số trái phiếu doanh nghiệp đƣợc niêm yết trên TTGDCK /SGDCK không nhiều.

Tuy nhiên, hoạt động phát hành của các cơng ty đại chúng vẫn cịn mang tính tự phát, khơng hồn tồn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Khơng ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tƣ trở lại vào chứng khoán mà khơng phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trƣờng và rủi ro mất vốn khi thị trƣờng sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ khơng có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hƣởng đến sự lành mạnh của TTCK. Bên cạnh đó, việc tn thủ chào bán ra cơng chúng phải đăng ký với UBCKNN còn hạn chế (đặc biệt vào thời kỳ ngay sau khi Luật chứng khoán mới ban hành) đã tạo nên những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK. Hoạt động phát hành TPCP còn nhiều bất cập, cơng tác kế hoạch hố phát hành trái phiếu chƣa tốt, cơ chế phát hành trái phiếu cịn nhiều bất cập, chƣa có các tổ chức tạo lập thị trƣờng TPCP đúng nghĩa để đảm bảo thành công cho các đợt phát hành cũng nhƣ tạo tính thanh khoản cho thị trƣờng thứ cấp. Thiếu đƣờng cong lợi suất chuẩn và tổ chức định mức tín nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)