Chính sách marketing và phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 40 - 41)

1.2.2 .1Các tiêu chí định lượng đánh giá sự phát triển dịch vụ NHBL

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.2.1 Chính sách marketing và phát triển thương hiệu

SCB đang nỗ lực không ngừng để tạo dựng một trong những thương hiệu mạnh quốc gia. Trọng tâm trong chiến lược xây dựng thương hiệu của SCB chính là cam kết mang lại cho khách hàng sự quan tâm đúng mực, xứng đáng với sự tín nhiệm và kỳ vọng của khách hàng dành cho ngân hàng. Đồng thời, SCB cung cấp các lựa chọn đa dạng về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, để từ đó tạo ra sự khác biệt của SCB với các ngân hàng khác trên thị trường. Đây là một triết lý kinh doanh cơ bản và đã trở thành mục tiêu dài hạn trong việc tạo dựng niềm tin và sự gắn kết dài lâu nơi khách hàng và sẽ giúp SCB trở thành ngân hàng được lựa chọn hàng đầu tại Việt Nam.

Mục tiêu của của hoạt động xây dựng thương hiệu là giúp định vị SCB trong tâm trí khách hàng với hình ảnh của một ngân hàng năng động, hiện đại, dễ dàng tiếp cận, tham gia tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế và cộng đồng. Điển hình là chương trình “SCB thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” và “SCB chăm lo tết cho người nghèo”, thông qua các chương trình này, các trẻ em nghèo cũng như các như các gia đình có hồn cảnh khó khăn tại 26 tỉnh thành trên toàn quốc được cấp học bổng, nhận những phần quà để tiếp tục đến trường và có thêm niềm vui khi đón chào năm mới. Bên cạnh đó, các chương trình bán hàng tổng hợp như: “Tháng vàng SCB”, “Tháng hồng SCB” hay các sản phẩm khuyến mãi “Hợp nhất triệu lộc xuân”, “ Tận hưởng mùa hè cùng SCB”, “Gửi trọn niềm tin”, “Giáng sinh lung linh- rinh quà đẳng cấp” ...... đã góp phần mang thương hiệu SCB đến gần hơn với khách hàng và được quảng bá sâu rộng ra khắp mọi miền đất nước. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm của một ngân hàng thương mại truyền thống, SCB cũng đã tập trung vào đầu tư công nghệ như chuyển đổi thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) từ hệ thống Core Smart Bank sang hệ thống Core Flexcube, nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến (internet banking), phát hành thẻ SCB MasterCard theo

chuẩn EMV, đây được xem là những công nghệ vượt trội hiện nay trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Chính những đầu tư mạnh mẽ vào cơng nghệ đã giúp cho SCB có thể tích hợp các hệ thống dịch vụ ngân hàng trên toàn bộ mạng lưới các điểm giao dịch trong mọi loại hình dịch vụ. Điều này mang lại cho SCB lợi thế cạnh tranh khi giao dịch với thời gian nhanh chóng giúp gia tăng chất lượng dịch vụ và khả năng tạo ra những sản phẩm ưu việt cho khách hàng, đáp ứng tối đa các nhu cầu chính đáng của khách hàng, cho dù đó là khách hàng khó tính nhất.

Sau một năm hợp nhất ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn nhưng các hoạt động truyền thông và quảng bá thương hiệu vẫn được ưu tiên thực hiện thơng qua các chương trình tài trợ (với báo Sài Gịn Giải Phóng) hay hợp tác tổ chức hội thảo chuyên đề như Hội thảo về nhân sự trong ngành tài chính ngân hàng với info TV... Các nỗ lực truyền thông thương hiệu đã giúp cho tần suất xuất hiện của thương hiệu SCB trên các phương tiện truyền thông đại chúng từ 15-20 lần/ tháng. Trong năm 2012, thương hiệu SCB đã trở nên quen thuộc hơn với khách hàng trên toàn quốc. Nếu xét giá trị truyền thơng tính theo tổng số (căn cứ vào lượng tin bài, mật độ xuất hiện trên các bài báo viết, báo điện tử) trong năm qua SCB luôn đứng ở nhóm đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)