2.3.3 .4Kết quả kiểmđịnh giảthuyết và mơhình
2.3.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Cũng như bất cứ nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng có nhiều hạn chế.
Nghiên cứu chỉ đưa ra được sáu yếu tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ NHBL. Nhiều yếu tố khác nữa nên được tiếp tục thực hiện trong các nghiên cứu khác để tăng mưc độ tổng qt cho mơ hình nghiên cứu.
Nghiên cứu này được thực hiện trên toàn ngân hàng SCB, tuy nhiên với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chỉ thực hiện ở TP.HCM nên tính đại diện của mẫu chưa cao. Vì vây, hướng nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu rộng thêm hơn nữa để tăng tính đại diện cho mẫu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 đã nêu lên toàn cảnh về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Cụ thể, trong chương 2 đã nêu ra các sản phẩm tiêu biểu dành cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp tại SCB và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại SCB giai đoạn 2010-2012. Đặc biệt trong chương 2 dựa vào cở sở lý thuyết ở chương 1, tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu về phát triển dịch vụ NHBL và đi kiểm định mơ hình bằng cách khảo sát gần 300 cán bộ công nhân viên hiện đang làm việc tại SCB. Từ đó, đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ NHBL và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như thế nào.
Từ kết quả nghiên cứu định lượng của chương 2, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại SCB trong chương 3 sau.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn đến năm 2015