Cơ sở hạ tầng và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 93 - 94)

2.3.3 .4Kết quả kiểmđịnh giảthuyết và mơhình

3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

3.2.6 Cơ sở hạ tầng và công nghệ

Tuy yếu tố cơ sở hạ tầng và mạng lưới khơng có ý nghĩa đối với phát triển dịch vụ theo mơ hình định lượng do mẫu chưa đại diện được cho tổng thể nhưng theo định tính cho thấy yếu tố này cũng góp phần quan trọng. Do vây, tác giả cũng đưa ra giải pháp cho cơ sở hạ tầng và mạng lưới như sau:

- SCB phải có chiến lược tổng thể, từ đầu tư – thiết kế – nâng cấp về mặt kỹ thuật đến phát triển phần mềm, đạo tạo cán bộ có khả năng ứng dụng, khai thác hệ thống mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển mảng công nghệ ngân hàng để các dịch vụ ngân hàng tiếp cận nhanh hơn với khách hàng, mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, phù hợp với trình độ phát triển của ngân hàng và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế, phát triển giao dịch trực tuyến, giao dịch điện tử, kết hợp giao dịch ngân hàng với các dịch vụ viễn thông.

- Xây dựng phần mềm cơng nghệ đưa vào quản lý kinh doanh tồn hàng để đảm bảo thông tin điều hành chỉ đạo đến nhân viên được nhanh chóng và kịp thời. - Hồn thiện kết nối vào hệ thống cơng nghệ thơng tin của các ngân hàng khác,

tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch. Điều này sẽ thúc đẩy nhanh việc bán các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả.

- Tăng cường hiện đại hóa công nghệ và hệ thống cơ sở hạ tầng để tạo tiện nghi rộng rãi, thoáng mát cho khách hàng khi tới giao dịch. Tiến hành quy hoạch và phân bổ lại các điểm giao giao dịch cho phù hợp với định hướng phát triển mới và đảm bảo việc cung cấp dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng đạt hiệu quả cao.

- Chú trọng phát triển mở rộng mạng lưới các chi nhánh, Phòng giao dịch với mơ hình gọn, nhẹ nhằm tăng nhanh nguồn vốn, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân.

- Mở rộng hoạt động về các tỉnh thành để tạo hình ảnh quen thuộc trong mắt khách hàng cả nước, giúp nhanh chóng mở rộng thị phần.

- Ngày này, khách hàng muốn được giao dịch với ngân hàng mọi lúc mọi nơi. Do đó, bên cạnh việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thông, dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những thế mạnh cạnh tranh giữa các ngân hàng. Kênh phân phối ngân hàng điện tử vốn dĩ có nhiều lợi thế như: nhanh chóng, an tồn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng. Vì vậy, SCB cần đẩy mạnh kênh phân phối này.

- Liên kết với các công ty bảo hiểm, đại lý mua bán xe ô tô, hệ thống siêu thị, các khu vui chơi-giải trí, các điểm giao dịch... nhằm phát triển hệ thống kênh phân phối, để chính các nhân viên của các công ty này là người phân phối sản phẩm cho SCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 93 - 94)