1.4. Kinh nghiệm phát triển tín dụng tiêu dùng của một số ngân hàng trên thế giớ
1.4.1.1. Hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Mỹ
Ở Mỹ năm 1989, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng lên đến 778 tỉ USD trong
năm 1989, tương đương với khoảng 15% GDP của Mỹ. Theo những nghiên cứu
mới nhất thì TDTD là một trong những khoản mục tài sản mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các ngân hàng Mỹ. Ví dụ như ngân hàng Citibank của Mỹ trong những năm 2000, thu nhập từ các khoản TDTD chiếm tới 14%. Dư nợ TDTD ở các ngân hàng này cũng chiếm tỷ lệ rất cao, có ngân hàng lên tới 60% dư nợ. Sở dĩ họ có thể chấp nhận được rủi ro và chi phí cao khi tập trung TDTD là do họ quản lý được các
Khi giải quyết các khoản TDTD, các ngân hàng Mỹ thường xem xét đến bốn vấn đề chính của KH: mức thu nhập, số dư các tài khoản tiền gửi, sự ổn định về
việc làm và nơi cư trú, hệ số đảo nợ. Tuy nhiên để đánh giá được chất lượng tín
dụng thì các ngân hàng đưa ra một hệ thống tính điểm trong đó bao gồm rất nhiều các tiêu thức và ứng với nó là các mức điểm khác nhau. Nếu KH khơng có hồ sơ tín dụng hoặc có chất lượng tín dụng thấp thì ngân hàng u cầu phải có người đứng ra bảo lãnh về việc hoàn trả khoản vay.
Giống như các nước khác, ngân hàng Mỹ cũng gặp phải những thách thức trong TDTD. Đó là việc đánh giá các khoản TDTD thật không đơn giản, nhất là
những vấn đề như tư cách KH vay hay các thông tin cá nhân... Thực tế đã chứng
minh rằng, rủi ro khơng được thanh tốn đối với các khoản TDTD lớn gấp nhiều lần so với các khoản cho vay sản xuất kinh doanh khác. Tuy nhiên trong trường hợp khơng được thanh tốn, các ngân hàng có thể phát mại TSĐB để thu hồi vốn của mình. Bên cạnh đó lý do quan trọng nhất để hấp dẫn các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao từ TDTD là lợi nhuận mang lại từ các khoản vay này là rất lớn.
Ở Mỹ TDTD phổ biến nhất dưới hai phương thức cho vay trả góp và phi trả
góp. Các khoản vay trả góp này thường được các ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính cung cấp. Khoảng một phần tư thương vụ mua bán lẻ được thanh tốn bằng phương thức trả góp. Thẻ tín dụng được các ngân hàng phát hành cho phép người
tiêu dùng có thể chi tiêu mua hàng bằng thẻ tại hầu hết các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn… trên toàn nước Mỹ. Hiện nay, số người sở hữu thẻ ngày càng gia tăng trở thành một tiện ích thanh toán thiết yếu tại Mỹ.