2.2. Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga
2.2.5.3. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tiêu dùng
Bảng 2.15: Lợi nhuận từ TDTD so với tổng lợi nhuận tín dụng của VRB giai
đoạn 2009 - 2012 (Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận từ TDTD 11,982 21,500 8,278 9,757 Tổng lợi nhuận từ tín dụng 180,164 208,178 192,181 233,584 Tỷ lệ lợi nhuận từ TDTD so
với tổng lợi nhuận tín dụng 6.65% 10.33% 4.31% 4.18%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VRB)
Lợi nhuận ở đây được tính từ chênh lệch giữa chi phí huy động vốn và thu
nhập về lãi khi cho vay mà chưa tính đến chi phí trích lập dự phịng của NH. Tuy VRB có tỷ lệ dư nợ tiêu dùng so với tổng dư nợ thấp nhưng tỷ lệ lợi nhuận từ TDTD so với tổng lợi nhuận từ tín dụng lại khá khả quan. Năm 2009, lợi nhuận TDTD đạt 11,982 triệu đồng chiếm 6.65% tổng lợi nhuận từ tín dụng trong khi dư nợ TDTD trong năm này chỉ đạt 6.08% so với tổng dư nợ. Sang năm 2010, lợi
nhuận TDTD tăng lên 21,500 triệu đồng, tăng 79.44% so với năm ngối và đạt
10.33% tổng lợi nhuận từ tín dụng. Trong khi trong năm 2010, dư nợ TDTD chỉ chiếm 8.80% tổng dư nợ. Năm 2011, lợi nhuận TDTD giảm còn 8,278 triệu đồng, giảm 61.50% so với năm 2010. Đến năm 2012, con số này tăng lên trở lại là 9,757 triệu đồng.
Như vậy ta thấy, dù có lúc tăng lúc giảm, nhưng ở thời kỳ nào thì tỷ lệ lợi
nhuận TDTD so với tổng lợi nhuận từ tín dụng cũng nhỉnh hơn so với tỷ lệ dư nợ TDTD so với tổng dư nợ. Nguyên do là vì lãi suất TDTD bao giờ cũng cao hơn từ 1-2% so với lãi suất cho doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, từ trước
đến nay VRB lại có xu hướng thiên về tín dụng doanh nghiệp nên thường có những
chương trình lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng vay sản xuất kinh doanh, do đó,
chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động càng hẹp, lợi nhuận bị ảnh
TDTD tại VRB tăng trưởng chậm, dư nợ thấp, tuy nhiên con số về lợi nhuận lại khá khả quan. Nếu có những biện pháp đúng đắn để phát triển TDTD trong
tương lai thì lợi nhuận NH hứa hẹn sẽ gia tăng.