2.2. Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga
2.2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VRB
2.2.5.1. Doanh số giải ngân – thu nợ từ tín dụng tiêu dùng
Doanh số giải ngân, thu nợ của hoạt động TDTD so với hoạt động tín dụng
chung tại VRB như sau:
Bảng 2.13: Doanh số giải ngân thu nợ tiêu dùng tại VRB giai đoạn 2009-2012
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tổng doanh số giải ngân 5,577,776 7,079,189 8,272,506 7,183,073
Doanh số giải ngân
TDTD 150,140 443,705 121,987 140,168 Tổng doanh số thu nợ
gốc 904,000 5,468,270 8,578,793 6,608,817
Doanh số thu nợ gốc
tiêu dùng 98,542 174,665 458,217 114,258
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VRB)
Như đã nói, trước nay VRB thường tập trung vào tín dụng cho các doanh
nghiệp bổ sung vốn kinh doanh, các dự án có vốn đầu tư lớn. Do đó, doanh số giải ngân – thu nợ tiêu dùng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng doanh số giải ngân thu nợ toàn ngân hàng, cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.7: Doanh số giải ngân TDTD so với tổng doanh số giải ngân tại VRB giai đoạn 2009-2012 5,577,776 150,140 7,079,189 443,705 8,272,506 121,987 7,183,073 140,168 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 2009 2010 2011 2012 Triệu đồng
Tổng doanh số cho vay Doanh số cho vay tiêu dùng ime
(Nguồn: báo cáo nội bộ VRB)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, doanh số giải ngân TDTD chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng doanh số giải ngân tại VRB. Năm 2009, tổng doanh số giải ngân của VRB là 5,577,776 triệu đồng trong khi doanh số giải ngân TDTD chỉ là 150,140 triệu đồng chiếm 3% tổng doanh số giải ngân. Bước sang năm 2010, năm mà dư nợ của VRB tăng cao, doanh số giải ngân TDTD đạt 443,705 triệu đồng chiếm 6%
tổng doanh số giải ngân. Như vậy, trong năm 2010, TDTD đã bắt đầu được mở rộng hơn trước, doanh số giải ngân TDTD cao hơn đồng thời tỷ trọng so với tổng doanh số giải ngân cũng tăng. Đến năm 2011, doanh số giải ngân TDTD đã giảm xuống
còn 121,987 triệu đồng và chỉ chiếm 1% tổng doanh số giải ngân. Sau năm 2010 bị phát sinh hàng loạt nợ xấu, VRB đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng để thu
hồi nợ xấu, do đó doanh số giải ngân TDTD cũng không phát triển nữa. Sở dĩ tổng doanh số giải ngân của VRB tăng trong năm này chủ yếu là do ngân hàng giải ngân cho khách hàng cũ với mục đích thu hồi nợ. Trong năm 2012, doanh số giải ngân TDTD tăng nhẹ so với năm trước đó, đạt 140,168 triệu đồng, chiếm 2% so với tổng doanh số giải ngân của VRB. Từ sau 2012 trở đi, tình hình tín dụng tại VRB đã khả quan hơn trước. Nợ xấu được xử lý một phần do đó VRB bắt đầu nới lỏng các điều
kiện cho vay hơn trước, tạo điều kiện phát triển tín dụng. Theo đó, doanh số giải
ngân TDTD hứa hẹn sẽ tăng cao hơn các năm trước đó.
Biểu đồ 2.8: Doanh số thu nợ tiêu dùng so với tổng doanh số thu nợ tại VRB giai đoạn 2009 - 2012 904,000 98,542 5,468,270 174,665 8,578,793 458,217 6,608,817 114,258 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 2009 2010 2011 2012 Triệu đồng Tổng doanh số thu nợ gốc Doanh số thu nợ gốc TDTD
(Nguồn: báo cáo nội bộ VRB)
Doanh số thu nợ gốc tiêu dùng cũng chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng doanh số thu nợ gốc của toàn ngân hàng. Năm 2009, doanh số thu nợ gốc tiêu dùng là 98,542 triệu đồng chiếm 11% tổng doanh số thu nợ gốc. Năm 2009 là năm mà hoạt động tín dụng nói chung và TDTD nói riêng của VRB đang được mở rộng, do đó, doanh số giải ngân ra cao hơn nhiều so với doanh số thu nợ. Các khoản nợ thu về khơng gặp nhiều khó khăn do khách hàng vẫn còn khả năng trả nợ tốt. Đến năm 2010, doanh số thu nợ tiêu dùng đạt 174,665 triệu đồng chiếm 3% tổng doanh số thu nợ, và tăng 77% so với năm trước đó. Mức tăng này tương ứng với sự gia
tăng của doanh số cho vay tiêu dùng.
Sang năm 2011, do ảnh hưởng của sự bùng phát nợ xấu toàn ngân hàng từ cuối năm 2010, bị giảm thanh khoản nên VRB đã chủ động tăng cường thu nợ.
Doanh số thu nợ tiêu dùng đạt 458,217 triệu đồng, tăng 162% so với năm 2010 và gấp gần 4 lần doanh số cho vay tiêu dùng trong năm. Sang đến năm 2012, hoạt
động tín dụng bắt đầu ổn định trở lại, doanh số thu nợ gốc giảm lại xấp xỉ mức của
năm 2009 và 2010.
2.2.5.2. Vòng quay vốn của hoạt động TDTD
Vòng quay vốn TDTD so với vòng quay vốn tín dụng chung của VRB qua các năm như sau:
Bảng 2.14: Vòng quay vốn TDTD và vòng quay vốn tín dụng chung của VRB giai đoạn 2009 – 2012: (Đơn vị: vòng/năm) Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Vịng quay vốn tín dụng chung 1.00 1.40 1.05 Vòng quay vốn TDTD 0.42 1.19 0.50
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VRB)
Năm 2010, vòng quay vốn TDTD là 0.42 vòng/năm tương đương 1 vòng
quay kéo dài 29 tháng. Đây là con số chấp nhận được và phù hợp với bản chất của TDTD là cho vay trung dài hạn. Các khoản vay mua nhà, xây nhà tại VRB kéo dài trung bình từ 3-5 năm, các khoản vay mua ơtơ cũng có thời gian tương tự. Do đó, vịng quay vốn trung bình kéo dài 29 tháng là tương đối tốt. Cũng trong năm này,
vịng quay tín dụng chung của VRB là 1 vịng/năm cho thấy VRB cấp tín dụng trung dài hạn nhiều, nguồn thu vào khá chậm và kéo dài, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Sang năm 2011, vòng quay vốn
TDTD đạt 1.19 vòng /năm. Sở dĩ con số này tăng là do trong năm này VRB tích cực thu hồi các khoản nợ quá hạn phát sinh. Theo đó, vịng quay vốn tín dụng chung cũng tăng lên 1.4 vịng/năm. Bước sang năm 2012, vòng quay vốn TDTD trở về mức xấp xỉ năm 2009 là 0.5 vòng/năm.
Như vậy, ngồi vịng quay TDTD năm 2011 do có những ảnh hưởng từ tỷ lệ nợ xấu tăng cao, thì vịng quay vốn TDTD trung bình của VRB xấp xỉ mức 0.4-0.5 vòng/ năm, tương đương 1 vòng quay kéo dài từ 24-29 tháng. Đây là một con số tốt và khá hợp lý do bản chất TDTD chủ yếu là cho vay trung dài hạn, có thời gian vay từ 3-5 năm nên thời gian thu hồi vốn phải kéo dài. Do đó, VRB cần tích cực huy
2.2.5.3. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tiêu dùng
Bảng 2.15: Lợi nhuận từ TDTD so với tổng lợi nhuận tín dụng của VRB giai
đoạn 2009 - 2012 (Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận từ TDTD 11,982 21,500 8,278 9,757 Tổng lợi nhuận từ tín dụng 180,164 208,178 192,181 233,584 Tỷ lệ lợi nhuận từ TDTD so
với tổng lợi nhuận tín dụng 6.65% 10.33% 4.31% 4.18%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VRB)
Lợi nhuận ở đây được tính từ chênh lệch giữa chi phí huy động vốn và thu
nhập về lãi khi cho vay mà chưa tính đến chi phí trích lập dự phịng của NH. Tuy VRB có tỷ lệ dư nợ tiêu dùng so với tổng dư nợ thấp nhưng tỷ lệ lợi nhuận từ TDTD so với tổng lợi nhuận từ tín dụng lại khá khả quan. Năm 2009, lợi nhuận TDTD đạt 11,982 triệu đồng chiếm 6.65% tổng lợi nhuận từ tín dụng trong khi dư nợ TDTD trong năm này chỉ đạt 6.08% so với tổng dư nợ. Sang năm 2010, lợi
nhuận TDTD tăng lên 21,500 triệu đồng, tăng 79.44% so với năm ngoái và đạt
10.33% tổng lợi nhuận từ tín dụng. Trong khi trong năm 2010, dư nợ TDTD chỉ chiếm 8.80% tổng dư nợ. Năm 2011, lợi nhuận TDTD giảm còn 8,278 triệu đồng, giảm 61.50% so với năm 2010. Đến năm 2012, con số này tăng lên trở lại là 9,757 triệu đồng.
Như vậy ta thấy, dù có lúc tăng lúc giảm, nhưng ở thời kỳ nào thì tỷ lệ lợi
nhuận TDTD so với tổng lợi nhuận từ tín dụng cũng nhỉnh hơn so với tỷ lệ dư nợ TDTD so với tổng dư nợ. Nguyên do là vì lãi suất TDTD bao giờ cũng cao hơn từ 1-2% so với lãi suất cho doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, từ trước
đến nay VRB lại có xu hướng thiên về tín dụng doanh nghiệp nên thường có những
chương trình lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng vay sản xuất kinh doanh, do đó,
chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động càng hẹp, lợi nhuận bị ảnh
TDTD tại VRB tăng trưởng chậm, dư nợ thấp, tuy nhiên con số về lợi nhuận lại khá khả quan. Nếu có những biện pháp đúng đắn để phát triển TDTD trong
tương lai thì lợi nhuận NH hứa hẹn sẽ gia tăng.
2.2.5.4. Thị phần TDTD của VRB
Để đánh giá được thị phần TDTD của VRB so với toàn thị trường TDTD
hiện nay, tác giả đã thu thập một số số liệu về hoạt động TDTD của một số NHTM như sau:
Bảng 2.16: Thị phần TDTD của VRB so với một số NHTM trên thị trường năm 2012. (Đơn vị: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu Ngân hàng Thương Mại Vốn điều lệ (triệu đồng) Tổng vốn huy động (triệu đồng) Số lượng chi nhánh, PGD Dư nợ TDTD (triệu đồng)
1 Ngân hàng Liên doanh Việt Nga 3,000,000 4,075,450 16 243,030 2 Ngân hàng TMCP Việt Á 3,089,000 7,246,739 83 3,473,465 3 Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng 5,770,000 59,514,141 205 8,870,500 4 Ngân hàng VID Publlic 3,000,000 4,631,242 7 1,217,493 5 Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM 5,000,000 34,262,000 120 10,901,190
6 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 8,866,000 78,411,000 242 7,968,537
7 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 8,848,000 114,096,000 313 13,874,192
8 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 12,355,000 73,632,000 85 9,491,296
9 Ngân hàng TMCP Phương Tây 3,000,000 10,930,000 78 1,063,735 10 Ngân hàng TMCP Đông Á 5,000,000 53,517,000 240 6,551,796
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ TDTD tại VRB chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với dư nợ TDTD tại các ngân hàng có quy mơ tương đương. Đơn cử và gần gũi nhất với VRB là NH VID Public cũng là một NH liên doanh với vốn điều lệ
3,000 tỷ đồng. Mặc dù VID Public chỉ có 7 chi nhánh và PGD so với 16 chi nhánh, PGD của VRB, nhưng năm 2012 dư nợ TDTD của VID Public đạt 1,217 tỷ đồng, gấp 5 lần con số của VRB. Một phần nguyên nhân là do VID Public là NHTM chuyên về lĩnh vực cho vay cá nhân đặc biệt là cho vay mua ôtô, trong khi VRB lại hướng về cho vay các DN, các dự án đầu tư lớn. Nhưng cũng không thể phủ nhận sự kém hiệu quả của VRB trong việc phát triển mảng tín dụng này.
Các NHTM vốn được biết đến nhiều trong mảng TDTD như NH Đông Á,
NH Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), NH XNK Việt Nam, NH Sài Gịn Hà Nội đều có dư nợ TDTD đạt mức cao. Các NH này có điểm chung là nguồn vốn
huy động lớn và có mạng lưới chi nhánh rộng khắp. Đây là 2 yếu tố rất quan trọng
ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động TDTD tại các ngân hàng. Nguồn vốn
huy động dồi dào giúp NH có tiềm lực tài chính tốt để đáp ứng các nhu cầu vay của khách hàng, và mạng lưới chi nhánh dày đặt giúp khách hàng tiện lợi hơn trong việc giao dịch đồng thời cũng giúp cho thương hiệu NH được biết đến nhiều hơn. Tiêu biểu cho tính hiệu quả của hoạt động TDTD là Techcombank. Vốn điều lệ chỉ 8,848
tỷ đồng và tuổi ngành còn khá thấp so với các ngân hàng khác, nhưng
Techcombank đã đạt được vốn huy động năm 2012 là 114,096 tỷ đồng, gấp 13 lần vốn điều lệ, và mở rộng 313 chi nhánh, PGD trên toàn quốc. Dư nợ TDTD năm
2012 của Techcombank đạt 13,874 tỷ đồng, cao nhất trong các ngân hàng cùng quy mơ. Ngồi ra, các NH cịn lại cũng có con số dư nợ TDTD khá ấn tượng như NH Phát Triển TP.HCM với 10,901 tỷ đồng; NH Việt Nam Thịnh Vượng đạt 8,870 tỷ đồng; NH XNK Việt Nam đạt 9,491 tỷ đồng; NH Sài Gòn Hà Nội đạt 7,968 tỷ đồng; NH Đông Á đạt 6,552 tỷ đồng;...
Biểu đồ 2.9: Dư nợ TDTD của VRB so với một số NHTM năm 2012
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Như vậy, toàn cảnh thị trường cho thấy, VRB có dư nợ TDTD rất thấp so với các NH khác, đồng thời cũng có mạng lưới chi nhánh khá ít và nguồn vốn huy động thấp. Hoạt động TDTD của VRB kém hiệu quả và tăng trưởng chậm. VRB cần phải làm rất nhiều điều để có thể phát triển mảng TDTD trong tương lai.
2.2.6. Khảo sát các nhân viên tín dụng
Để có thể đánh giá một cách toàn diện hơn vấn đề phát triển hoạt động
TDTD, ngồi việc phân tích thực trạng hoạt động này tại VRB, tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát quy mô nhỏ trên 150 đối tượng cơng tác tại các vị trí liên quan
các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM. Nội dung khảo sát thể hiện sự đánh giá của người được phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng (tối đa 5 điểm) của một số nhân tố
đến sự phát triển TDTD tại NHTM. Các nhân tố này là kết quả nghiên cứu của các
bài nghiên cứu trước đây được nêu tại Chương 1 và một số các nhân tố khác theo đề xuất của tác giả. Có tất cả 21 nhân tố bao gồm: lãi suất cho vay, kỳ hạn cho vay, mức cho vay, mức phí áp dụng, tài sản đảm bảo, quy trình tín dụng, thời gian xét duyệt cho vay, công tác tái thẩm định khoản vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn,
trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng, cung cách phục vụ khách hàng, tư cách
đạo đức cán bộ thẩm định, sản phẩm tín dụng đa dạng phong phú, cơng tác nghiên
cứu ra mắt sản phẩm mới, mạng lưới chi nhánh, cơ sở vật chất công nghệ thông tin, nguồn vốn huy động, hoạt động marketing quảng cáo, thương hiệu của ngân hàng, năng lực trả nợ và tư cách đạo đức của khách hàng, môi trường vĩ mô và định
hướng cho vay của NHNN. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển TDTD tại các NHTM Tên nhân tố Mức độ ảnh hưởng Số điểm trung bình (theo mức độ ảnh hưởng) Thứ tự quan trọng 1 2 3 4 5
Lãi suất cho vay 0 2 12 31 105 4.59 1
Trình độ chun mơn cán bộ tín dụng 0 8 15 28 99 4.45 2
Sản phẩm tín dụng đa dạng phong phú 0 3 25 38 84 4.35 3
Năng lực trả nợ và tư cách đạo đức của khách hàng 0 7 25 37 81 4.28 4
Kỳ hạn cho vay 3 10 26 19 92 4.25 5 Tài sản đảm bảo 1 12 30 28 79 4.15 6 Tư cách đạo đức cán bộ thẩm định 0 11 29 39 71 4.13 7 Mạng lưới chi nhánh rộng khắp 6 11 24 33 76 4.08 8 Mức cho vay 4 15 29 21 81 4.07 9 Quy trình tín dụng 8 14 24 21 83 4.05 10 Nguồn vốn huy động 7 15 34 23 71 3.91 11
Hoạt động marketing, quảng cáo 2 21 37 22 68 3.89 12
Tên nhân tố Mức độ ảnh hưởng Số điểm trung bình (theo mức độ ảnh hưởng) Thứ tự quan trọng 1 2 3 4 5
Công tác nghiên cứu, ra mắt sản phẩm mới 10 14 37 25 64 3.79 15
Thương hiệu của ngân hàng 4 24 37 24 61 3.76 16
Mức phí áp dụng 12 20 34 15 69 3.73 17
Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin hiện đại 12 23 21 37 57 3.69 18
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn 3 27 35 38 47 3.66 19
Công tác tái thẩm định khoản vay 17 13 35 34 51 3.59 20
Cung cách phục vụ khách hàng 15 27 21 33 54 3.56 21
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả khảo sát)
Kết quả khảo sát cho thấy, toàn bộ các nhân tố đề xuất đều có ảnh hưởng đến sự phát triển TDTD tại NHTM do tất cả đều có số điểm trung bình lớn hơn 3.
Nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến phát triển TDTD theo ý kiến đa số người được phỏng vấn là lãi suất cho vay. Điều này rất hợp lý, bởi vì lãi suất cho vay thể
hiện số tiền người đi vay phải trả cho NH hàng tháng ít hay nhiều. Lãi suất cho vay