Nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng liên doanh việt nga (Trang 75 - 79)

2.3 Đánh giá về thực trạng phát triển TDTD tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

2.3.3.3. Nguyên nhân khác

+ Môi trường kinh tế vẫn chưa thực sự ổn định, lạm phát tăng làm cho mức sống người dân vẫn chưa thực sự được cải thiện, do đó ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng của người dân. Một tác động nữa của cuộc khủng hoảng ở Việt Nam là

mức độ việc làm và khả năng tạo ra việc làm, nhiều doanh nghiệp hoãn kế hoạch

đầu tư mở rộng sản xuất hoặc thậm chí phải đóng cửa dẫn đến thất nghiệp có xu

hướng tăng, đời sống người dân giảm sút. Chính những điều đó đã gây tâm lý e ngại cho người dân, họ bắt đầu có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu do đó đã gây

+ Tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trong lĩnh vực TDTD rất gay gắt. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã nhìn trước được tiềm năng của hoạt động TDTD nên hầu hết các ngân hàng đều có những định hướng phát triển các sản phẩm - dịch vụ này. Do đó, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ càng trở nên gay gắt là điều khó tránh khỏi. Riêng trong lĩnh vực TDTD cũng đã có rất nhiều ngân hàng tham gia, từ các

ngân hàng lớn như ACB, Techcombank, HSBC… cho tới các ngân hàng có quy mơ nhỏ hơn, bên cạnh đó cịn có sự tham gia của các Cơng ty cho thuê tài chính. Sự cạnh tranh giành giật thị trường giữa các tổ chức tài chính đã gây khó khăn cho VRB trong việc thu hút KH.

+ Những khó khăn của ngân hàng trong việc thu hồi nợ thông qua thi hành án. Các thủ tục khởi kiện và việc thu lý hồ sơ kéo dài tối thiểu là vài tháng. Có rất nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật từ rất lâu, tài sản để thi hành án cịn đó nhưng cơ quan thi hành án không thực hiện được mặc dù ngân hàng thường xun thúc

giục, đơn đốc… Đây chính là khó khăn lớn nhất, tồn tại khách quan lớn nhất mà

công tác thu hồi nợ gặp phải.

+ Theo quy định, VRB chỉ nhận thế chấp bất động sản đã được cấp Giấy

chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở vì vậy tiến độ cấp các giấy tờ chậm chạp

cũng làm hạn chế TDTD tại ngân hàng. Bên cạnh đó, việc xác minh các giấy tờ như quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm thường gây rất nhiều phiền phức và

thời gian, ảnh hưởng tới thời gian làm thủ tục, xét duyệt và giải ngân của ngân hàng.

+ Việc quản lý nhân khẩu của chính quyền địa phương tại Việt Nam còn

nhiều điểm bất cập, nên mặc dù mỗi cá nhân đều có hộ khẩu thường trú tại một địa phương nhất định nhưng khi chuyển đến Hồ Chí Minh làm ăn, sinh sống thì thủ tục

đăng ký tạm trú tạm vắng rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Dẫn đến việc gây khó

khăn cho VRB khi cho vay với các đối tượng này.

+ Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn thói quen trả lương bằng tiền mặt, rất ít các doanh nghiệp trả tiền cho nhân viên thông qua tài khoản ngân hàng. Đây

là một hạn chế rất lớn để phát triển các sản phẩm TDTD sử dụng nguồn trả nợ từ

lương.

+ Công tác thơng tin khách hàng cịn yếu kém. Hiện nay, ở nước ta có Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng Nhà nước (CIC) là đơn vị theo dõi lịch sử tín dụng của các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn các Cơng ty tài chính và Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, khả năng cập nhật của CIC cịn kém, nhiều KH đã có dư nợ tại tổ chức tín dụng khác nhưng khơng được cập nhật trong hệ thống thơng tin tín dụng dẫn đến ngân hàng thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay, hoặc sẽ dẫn đến cho vay chồng chéo trong khi KH không đủ khả năng trả nợ.

+ Hành lang pháp lý cho hoạt động TDTD còn thiếu và chưa rõ ràng. Pháp

luật Việt Nam hiện chưa có quy định cụ thể nào đối với hoạt động TDTD mà mới

chỉ tạo ra cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động cho vay tại các NHTM, tuy nhiên

còn rất khái quát, chung chung. TDTD chủ yếu áp dụng các văn bản chung trong cho vay, trong khi TDTD có nhiều điểm riêng, khác biệt. Điều này làm cho ngân

hàng khi cho vay phải cân nhắc rất cẩn thận để cho vay vì sợ vướng mắc khi giải quyết tranh chấp.

+ Quy mô TDTD bị hạn chế do khoảng cách giàu nghèo ngày càng được nới rộng. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện nâng cao

mức sống của người dân. Tuy vậy, mức thu nhập tăng lên không đồng đều giữa các tầng lớp dân cư làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng hơn. Hoạt

động TDTD lại chủ yếu tập trung vào những KH có thu nhập cao, nguồn tài chính ổn định, bảo đảm khả năng trả nợ cho ngân hàng nên quy mô TDTD bị hạn chế.

Tình trạng phân hố giàu nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng khiến cho ngân hàng rất khó đáp ứng được nhu cầu vay tiêu dùng của tất cả các đối tượng KH.

Nhìn chung, hoạt động TDTD của VRB cũng đã đạt được một số thành tựu.

Song những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động này rất nhiều. Nếu như VRB khơng có những giải pháp kịp thời thì những hạn chế nêu trên không những không được giải quyết mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến việc phát triển TDTD của VRB trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga. Bên cạnh đó, chương 2 đã nêu lên những số liệu, thông tin tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng về

công tác huy động vốn, doanh số cho vay thu nợ và lợi nhuận hoạt động kinh doanh qua 4 năm 2009, 2010, 2011 và 2012. Chương 2 cũng đã nêu lên khái quát về tình

hình hoạt động tín dụng tiêu dùng và nhu cầu vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay và tập trung phân tích thực trạng hoạt động TDTD của Ngân hàng. Trên cơ sở các bảng số liệu và biểu đồ, tác giả đã đưa ra những phân tích, đánh giá về việc mở rộng và hiệu quả hoạt động TDTD qua một số chỉ tiêu căn bản như: Chỉ tiêu về doanh số giải ngân thu nợ, dư nợ TDTD, vòng quay vốn TDTD hay các chỉ tiêu về nợ q hạn, nợ xấu… Qua việc phân tích đó, ta có thể thấy được một phần thực trạng hoạt

động TDTD của Ngân hàng và tìm ra được những hạn chế còn tồn tại cũng như

những nguyên nhân gây ra hạn chế ấy. Đồng thời, trong chương 2, tác giả cũng đưa ra kết quả cuộc khảo sát nhỏ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển TDTD tại các NHTM.

Trên cơ sở những phân tích trên, làm căn cứ để đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với mục tiêu phát triển hoạt động TDTD tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng liên doanh việt nga (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)