2.2. Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga
2.2.6. Khảo sát các nhân viên tín dụng
Để có thể đánh giá một cách tồn diện hơn vấn đề phát triển hoạt động
TDTD, ngoài việc phân tích thực trạng hoạt động này tại VRB, tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát quy mô nhỏ trên 150 đối tượng cơng tác tại các vị trí liên quan
các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM. Nội dung khảo sát thể hiện sự đánh giá của người được phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng (tối đa 5 điểm) của một số nhân tố
đến sự phát triển TDTD tại NHTM. Các nhân tố này là kết quả nghiên cứu của các
bài nghiên cứu trước đây được nêu tại Chương 1 và một số các nhân tố khác theo đề xuất của tác giả. Có tất cả 21 nhân tố bao gồm: lãi suất cho vay, kỳ hạn cho vay, mức cho vay, mức phí áp dụng, tài sản đảm bảo, quy trình tín dụng, thời gian xét duyệt cho vay, công tác tái thẩm định khoản vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn,
trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng, cung cách phục vụ khách hàng, tư cách
đạo đức cán bộ thẩm định, sản phẩm tín dụng đa dạng phong phú, công tác nghiên
cứu ra mắt sản phẩm mới, mạng lưới chi nhánh, cơ sở vật chất công nghệ thông tin, nguồn vốn huy động, hoạt động marketing quảng cáo, thương hiệu của ngân hàng, năng lực trả nợ và tư cách đạo đức của khách hàng, môi trường vĩ mô và định
hướng cho vay của NHNN. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển TDTD tại các NHTM Tên nhân tố Mức độ ảnh hưởng Số điểm trung bình (theo mức độ ảnh hưởng) Thứ tự quan trọng 1 2 3 4 5
Lãi suất cho vay 0 2 12 31 105 4.59 1
Trình độ chun mơn cán bộ tín dụng 0 8 15 28 99 4.45 2
Sản phẩm tín dụng đa dạng phong phú 0 3 25 38 84 4.35 3
Năng lực trả nợ và tư cách đạo đức của khách hàng 0 7 25 37 81 4.28 4
Kỳ hạn cho vay 3 10 26 19 92 4.25 5 Tài sản đảm bảo 1 12 30 28 79 4.15 6 Tư cách đạo đức cán bộ thẩm định 0 11 29 39 71 4.13 7 Mạng lưới chi nhánh rộng khắp 6 11 24 33 76 4.08 8 Mức cho vay 4 15 29 21 81 4.07 9 Quy trình tín dụng 8 14 24 21 83 4.05 10 Nguồn vốn huy động 7 15 34 23 71 3.91 11
Hoạt động marketing, quảng cáo 2 21 37 22 68 3.89 12
Tên nhân tố Mức độ ảnh hưởng Số điểm trung bình (theo mức độ ảnh hưởng) Thứ tự quan trọng 1 2 3 4 5
Công tác nghiên cứu, ra mắt sản phẩm mới 10 14 37 25 64 3.79 15
Thương hiệu của ngân hàng 4 24 37 24 61 3.76 16
Mức phí áp dụng 12 20 34 15 69 3.73 17
Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin hiện đại 12 23 21 37 57 3.69 18
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn 3 27 35 38 47 3.66 19
Công tác tái thẩm định khoản vay 17 13 35 34 51 3.59 20
Cung cách phục vụ khách hàng 15 27 21 33 54 3.56 21
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả khảo sát)
Kết quả khảo sát cho thấy, toàn bộ các nhân tố đề xuất đều có ảnh hưởng đến sự phát triển TDTD tại NHTM do tất cả đều có số điểm trung bình lớn hơn 3.
Nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến phát triển TDTD theo ý kiến đa số người được phỏng vấn là lãi suất cho vay. Điều này rất hợp lý, bởi vì lãi suất cho vay thể
hiện số tiền người đi vay phải trả cho NH hàng tháng ít hay nhiều. Lãi suất cho vay hấp dẫn, ưu đãi sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn. Còn nếu lãi suất quá cao, khách hàng khơng có khả năng chi trả thì sẽ chọn một NH khác có mức lãi suất hợp lý hơn. Đó là lý do mà hiện nay các NH cạnh tranh gay gắt với nhau về lãi suất cho vay tiêu dùng. Các NH đua nhau đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn để thu hút
khách hàng vay và khách hàng ln có xu hướng bị thu hút bởi những NH có mức lãi suất thấp và được duy trì lâu dài.
Nhân tố quan trọng thứ 2 là trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng. Nhân tố này không ảnh hưởng nhiều đến số lượng dư nợ mà ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng dư nợ. Do phát triển TDTD là vừa gia tăng dư nợ đồng thời chất lượng dư nợ phải tốt, không để tỷ lệ nợ quá hạn quá cao. Cán bộ tín dụng có trình độ chun mơn, nghiệp vụ tốt sẽ thực hiện tốt công tác thẩm định, đánh giá chính xác khả năng tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng, hạn chế tối đa các hành vi lừa đảo, đồng thời thực hiện kiểm tra, theo dõi khách hàng sau cho vay để kịp thời phát hiện và xử lý khi có rủi ro xảy ra. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định khoản vay do
không. Vậy, đây là một nhân tố rất quan trọng trong việc phát triển TDTD tại
NHTM.
Kế đến là nhân tố về sản phẩm tín dụng. Cũng như các hoạt động bán hàng
khác, hoạt động TDTD càng có nhiều sản phẩm đa dạng thì khả năng đáp ứng được nhu cầu phong phú của người đi vay càng cao. Đây cũng là lý do mà nhân tố
“nghiên cứu, ra mắt sản phẩm mới” cũng được đánh giá là có ảnh hưởng đến phát triển TDTD với số điểm trung bình 3.79.
Nhân tố quan trọng thứ 4 là năng lực trả nợ và tư cách đạo đức của khách
hàng. Lý do là vì nếu khách hàng có năng lực tài chính thấp, khơng có khả năng trả hết nợ đồng thời có ý định lừa đảo NH thì xác suất xảy ra rủi ro là rất cao. Nhân tố kế tiếp là kỳ hạn cho vay. Cũng giống như lãi suất, khách hàng vay thích được vay vốn với kỳ hạn trả nợ kéo dài để họ có thể cân đối nguồn trả nợ đồng thời có khả năng đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khác. Các khách hàng vay tiêu dùng thông
thường trả nợ bằng nguồn thu nhập từ lương do đó họ ít khả năng chi trả cho các khoản vay có thời hạn ngắn. Do đó, các sản phẩm TDTD đặc biệt là sản phẩm mua nhà, mua xe thường được thiết kế với thời gian trả nợ dài nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn.
Nhân tố tài sản đảm bảo cũng ảnh hưởng đến sự phát triển TDTD. Trong
trường hợp rủi ro xảy ra, khách hàng mất khả năng trả nợ cho NH thì với một tài sản đảm bảo có giá trị cao, tính thanh khoản tốt sẽ giúp cho NH dễ dàng hơn trong việc phát mãi thu hồi nợ. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp áp dụng cuối cùng khi xử lý nợ do đó cũng khơng nên q chủ quan hoàn toàn dựa vào TSĐB để quyết định
cho vay. Nhân tố quan trọng kế tiếp là tư cách đạo đức của cán bộ thẩm định. Khi cám dỗ vật chất q lớn, người cán bộ tín dụng có thể sẽ vì lợi ích riêng mà gian dối trong khâu thẩm định hồ sơ, có thể giả chứng từ hoạt một số giấy tờ quan trọng
nhằm làm sai lệch bản chất của khoản vay, khi đó nguy cơ phát sinh nợ xấu, NH không thu hồi được nợ là rất cao.
Nhân tố quan trọng thứ 8 là mạng lưới chi nhánh của NH. NH có mạng lưới chi nhánh dày đặt và nằm tại các khu dân cư đông đúc sẽ dễ dàng hơn cho khách
hàng trong việc giao dịch, thanh toán. Mức cho vay cũng có ảnh hưởng đến TDTD khi mà đa số các khách hàng đều mong muốn được vay một tỷ lệ cao so với tổng nhu cầu vốn của họ. Quy trình tín dụng là nhân tố ảnh hưởng thứ 10 đến phát triển TDTD. Quy trình tín dụng khoa học, chặt chẽ, phân rõ quyền hạn nhiệm vụ các phòng ban sẽ giúp NH giảm thiểu các rủi ro trong quá trình xét duyệt cho vay, hạn chế nợ xấu. Nhân tố ảnh hưởng thứ 11 là nguồn vốn huy động. Do hoạt động TDTD chủ yếu là cho vay dài hạn do đó NH cần có nguồn vốn huy động dồi dào đặc biệt là vốn trung dài hạn để có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn. Do đó, các ngân hàng có
nguồn vốn huy động dồi dào và tỷ lệ vốn trung dài hạn cao sẽ có lợi thế hơn trong việc tăng trưởng dư nợ nói chung và dư nợ TDTD nói riêng.
Nhân tố ảnh hưởng kế tiếp là hoạt động marketing quảng cáo. Cấp tín dụng
thực chất cũng là một hình thức bán hàng do đó cần có hoạt động marketing quảng cáo để khách hàng biết đến NH và các sản phẩm tín dụng nhiều hơn. Hoạt động này cũng góp phần làm tăng giá trị thương hiệu của NH, cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến phát triển TDTD.
Các nhân tố khác còn lại theo ý kiến khảo sát như: thời gian xét duyệt cho vay (thời gian càng nhanh thì khách hàng càng hài lịng); mơi trường vĩ mô, định hướng cho vay của NHNN (trường hợp NHNN chủ trương gia tăng tín dụng cho khu vực sản xuất, giảm TDTD thì NHTM khó có thể phát triển TDTD được); mức phí áp dụng cho khoản vay (khách hàng ln mong muốn mức phí thấp nhất), cơ sở vật chất công nghệ thông tin hiện đại (phục vụ tốt cho công việc của cán bộ, từ đó phục vụ và quản lý khách hàng tốt hơn), kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay (giảm rủi ro sử dụng vốn sai mục đích từ đó giảm rủi ro phát sinh nợ xấu); công tác tái
thẩm định khoản vay (khoản vay được thẩm định lại lần 2 sẽ khắc phục những sai
sót, yếu kém của người thẩm định ban đầu từ đó giúp quyết định cho vay chính xác hơn); cung cách phục vụ khách hàng (yếu tố này được thực hiện càng tốt thì khách hàng càng hài lịng).
Tóm lại, để phát triển hoạt động TDTD tại NHTM thì cần xây dựng tốt các
• Lãi suất cho vay, kỳ hạn cho vay, mức cho vay, mức phí áp dụng, tài sản đảm bảo cho khoản vay phải hợp lý để thu hút được khách hàng
đồng thời cũng đảm bảo được lợi nhuận cho NH. Đây là các yếu tố
thuộc về chính sách cho vay tiêu dùng tại NH.
• Quy trình tín dụng phải chặt chẽ và khoa học, thời gian xét duyệt khoản vay nhanh chóng, cần thiết tái thẩm định khi đánh giá khách
hàng vay, thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn thường xun. • Nâng cao trình độ chun mơn, đạo đức và cung cách phục vụ khách
hàng của cán bộ thẩm định.
• Nghiên cứu đưa ra sản phẩm TDTD mới phù hợp nhu cầu hiện nay. • Mở rộng mạng lưới chi nhánh, nâng cao cơ sở vật chất công nghệ
thông tin.
• Tăng cường huy động vốn.
• Đẩy mạng hoạt động marketing quảng cáo, quảng bá thương hiệu
ngân hàng.