Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu CSTN từ các quốc gia khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 35 - 40)

1.6.1 Malaysia

Malaysia là nƣớc đứng thứ 3 chiếm lĩnh thị trƣờng cao su thế giới trong một thời gian dài, chỉ trong gần đây, vị trí này đã tạm nhƣờng về Việt Nam theo báo cáo của Hiệp hội cao su thế giới đầu năm 2014. Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung, Malaysia

sở hữu một bề dày kinh nghiệm trồng trọt, sản xuất và xuất khẩu CSTN mà Việt Nam cần phải học hỏi.

 Về quản lý ngành cao su: 3 bộ cùng tham gia: Bộ Công nghiệp cơ bản điều hành các chƣơng trình quan trọng, trong đó có điều hành sự phát triển cây cao su; Bộ điền địa và phát triển khu vực: có 2 tổ chức quan trọng là RISDA (Tổ chức phát triển công nghiệp cao su cho tiểu chủ) và FELDA (Tổ chức phát triển đất đai toàn liên bang); Bộ phát triển nơng thơn có tổ chức FELCRA (là cơ quan lo việc củng cố và tái thiết đất đai toàn liên bang).

 Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu: Bao gồm cao su nguyên liệu và cao su đã chế biến dạng tinh. Trong những năm gần đây, Malaysia đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên dạng tinh nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và ngành cơng nghiệp cao su rất phát triển. Do đó thị trƣờng và giá cao su tại Malaysia rất ổn định so với các khu vực khác.

 Về công nghệ mới: Ngay tại khâu trồng, chọn giống và thu hoạch mủ, Tổng cục cao su Malaysia MRB là bộ phận quản lý và đƣa vào các công nghệ tiên tiến trong trồng trọt áp dụng cho hầu hết các vƣờn cao su tại Malaysia. Công nghệ hiện tại đang dùng: Công nghệ i-Klon thay thế các nhà kiểm định giống trong vƣờn ƣơm cao su vơ tính, hệ thống truy suất nguồn gốc và thông tin cao su RITeE (bắt buộc tại các vƣờn ƣơm tƣ nhân), Máy tự động cho đất vào bầu nilong, máy tự động trồng cây cao su, xe thu mủ nƣớc trên vƣờn… nhằm tiết kiệm thời gian, sức lao động và nâng cao chất lƣợng mủ cao su nguyên liệu.

1.6.2 Thái Lan

Thái Lan có khoảng 2,8 triệu ha cây cao su, xếp thứ hai sau Indonesia về diện tích nhƣng vƣợt hơn về sản lƣợng với mức 3,6 triệu tấn và xuất khẩu 3,09 triệu tấn năm 2012, chiếm 30,8% về sản lƣợng và 35% về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới. Thị trƣờng xuất khẩu chính là: Trung Quốc (41%), Malaysia (18% chủ yếu là latex), Nhật Bản (9%), Hàn Quốc (6%) và Hoa Kỳ (6%).

Về phân bố sản xuất, Thái Lan tập trung phát triển mạnh cao su tiểu điền và có hiệu quả cao với mơ hình này. Bên cạnh lợi thế hiếm có về khí hậu và đất đai phù

hợp với cây cao su, nguồn nƣớc dồi dào, ít bị tác hại bởi thiên tai, Thái Lan cịn có một cơ sở hạ tầng giao thông khá vững chắc cho việc giao thƣơng, vận chuyển. Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm đến trồng và sản xuất CSTN với mục đích xuất khẩu nên các nhà sản xuất đƣợc hỗ trợ rất nhiều. Một mặt các thuế suất từ Thái Lan đi các thị trƣờng Trung Quốc, Úc, New Zealand, các quốc gia ASEAN đƣợc giảm dần nhờ các khu vực mậu dịch tự do. Mặt khác, chính phủ khuyến khích bằng tài chính để các chủ đồn điền loại bỏ các cây lâu năm trên 30 tuổi và thay thế bằng cây mới nhằm tăng năng suất. Văn phòng của Quỹ hỗ trợ Tái canh cây cao su ORRAF ở Thái Lan đã dành riêng khoảng 5 triệu Bath cho mục đích này và hƣớng đến sẽ cung cấp thêm 250.000 tấn cao su tự nhiên mỗi năm từ năm 2017 trở đi.

Bên cạnh đó, Thái Lan tích cực hỗ trợ và khuyến khích các Tập Đồn nƣớc ngoài liên kết đầu tƣ và sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên chất lƣợng cao su luôn đứng đầu thế giới.

1.6.3 Kim nghiệm về phát triển sản xuất cao su Ấn Độ

Ấn Độ là nƣớc sản xuất cao su lớn thứ 4 trên thế giới với 915 ngàn tấn, diện tích 759 ngàn ha năm 2012 nhƣng năng suất cao nhất 1.825 kg/ha nên vẫn giữ vững sản lƣợng. Ấn Độ sản xuất chính là cao su tờ xơng khói RSS (70%), cao su khối từ 12 đến 14%, latex khoảng 10%. Ấn Độ là một trong những nƣớc có diện tích cao su do tiểu điền quản lý lớn nhất, 88,4% so với 93% của Malaysia, 90,5% của Thái Lan và 85% của Indonesia. Cho đến nay, ngành cao su Ấn Độ đã thu đƣợc 2 thành tựu quan trọng là năng suất cao nhất về sản lƣợng trên 1 đơn vị diện tích và giá bán cao su tại vƣờn cây của tiểu điền cũng đạt mức cao nhất. Ấn Độ có hai bất lợi là thời tiết địa hình khơng thuận lợi và quy mơ vƣờn cây trung bình thấp. Tuy nhiên ngành cao su ấn Độ vẫn gặt hái đƣợc thành công nhờ hai yếu tố:

 Cơ cấu quản lý chặt chẽ từ phía Nhà nƣớc: Ấn Độ đƣợc sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nƣớc trong việc phát triển ngành cao su, điển hình là các tổ chức Nhà nƣớc đƣợc thành lập từ cấp Chính phủ. Ủy hội cao su là tổ chức trực thuộc Bộ Thƣơng mại và Công nghiệp, đƣợc thành lập theo Luật cao su (sản xuất và tiếp thị) vào năm

1947, là cơ quan cấp quốc gia duy nhất chịu trách nhiệm về việc phát triển ngành cao su nƣớc này.

 Nông dân đƣợc hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khi tham gia các chƣơng trình phát triển: Vào đầu thập niên 1950, Ấn Độ đã khởi xƣớng chƣơng trình phân phát các giống có chất lƣợng, 1957 là kế hoạch trợ cấp tái canh cao su và năm 1979 là kế hoạch trợ cấp trồng mới cao su. Năm 1980 Ấn Độ bắt đầu thực hiện kế hoạch phát triển đồn điền cao su kết hợp kế hoạch RDP. Cho đến giữa thập niên 1980, Ấn Độ thực hiện phƣơng pháp chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao kinh nghiệm trồng cao su trong tiểu điền. Năm 1960 nƣớc này đã thành lập đƣợc các hội hợp tác xã, mở rộng sự phân phối chủ yếu dựa trên nền tảng cá nhân với nhau.

1.6.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Với những kinh nghiệm từ những quốc gia đứng đầu về trồng và sản xuất cao su, Việt Nam cần rút ra những bài học chính nhƣ sau:

 Cơ cấu sản phẩm: Điều chỉnh cơ cấu về chủng loại cao su xuất khẩu để , cần phát triển chủng loại RSS và SVR 10 để đáp ứng đúng xu thế nhu cầu trên thế giới về cao xu bởi phần lớn cao su dùng để sản xuất lốp xe.

 Hỗ trợ chính phủ đến ngành trồng trọt: Cần nhiều hỗ trợ hơn nữa đến những ngƣời có vƣờn, phát triển giống tốt và khuyến khích ngƣời dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt để tăng năng suất.

 Xem xét phát triển và mở rộng cao su tiểu điền chất lƣợng cao bởi Việt Nam đi ngƣợc lại với xu hƣớng của các quốc gia trên: Cao su đại điền chiếm đa số, chủ sở hữu là các doanh nghiệp nhà nƣớc. Quỹ đất trồng cao su của Việt Nam chƣa đạt đến mức tối đa nhƣng cũng khơng cịn nhiều, do đó cần xem xét phát triển loại hình vƣờn để tạo năng suất cao.

 Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành Công nghiệp sản xuất và chế biến CSTN để học hỏi kinh nghiệm và công nghệ.

 Các tổ chức, Hiệp hội cao su nên đƣợc khuyến khích phát triển hiện đại để làm cầu nối và cơ sở các doanh nghiệp liên kết nhau và cập nhật những tiêu chuẩn, yêu cầu trên thị trƣờng, tăng sức cạnh tranh của cao su trong nƣớc.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 trình bày những nét chính và quan trọng về đẩy mạnh xuất khẩu, việc xuất khẩu cao su thiên nhiên, tình hình cung cầu cao su thiên nhiên của thế giới. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra các khái niệm đang nghiên cứu nhƣ các chỉ số xuất khẩu, cách tính các chỉ số về năng lực cạnh tranh biểu hiện, khả năng chun mơn hóa của cao su Việt Nam so với những quốc gia khác, đồng thời đề xuất mơ hình nghiên cứu quan trọng, thể hiện các nhân tố ảnh hƣởng đến đẩy mạnh xuất khẩu CSTN.

CHƢƠNG 2 – THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)